Showing posts with label tình yêu. Show all posts
Showing posts with label tình yêu. Show all posts

Thursday 17 September 2015

Tự ti trước vợ, nhu nhược trước gia đình, tôi đã để kẻ khác nuôi con mình

Càng sống bên em, tôi lại càng tham lam, muốn chiếm hữu em nhiều hơn, đợi chờ nhiều hơn, chỉ mong sao em li dị, trở về sống bên tôi, tôi muốn bù đắp lại. Nhưng em luôn từ chối, tôi lại không đủ mạnh mẽ để dứt khoát với em.
Tôi 41 tuổi, đã có 2 con trai đã lớn, một đứa 21, một đứa 19 tuổi, đều đang học Đại học. Tôi và mẹ của 2 con quen nhau từ khi còn bé tí. Ngoại hình tôi cũng được, tính tình chịu khó, chăm chỉ, mỗi tội học dốt. Cô ấy trông bình thường nhưng nhìn duyên với nụ cười má lúm đồng tiền, có nét hơi tây tây với cái cằm chẻ và học giỏi có tiếng.
Gia đình tôi khá giả, anh em họ hàng hầu hết đều xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Tôi cũng từng sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc 8 năm trước khi mở cửa hàng buôn bán riêng. Tôi thích và yêu em từ khi là học sinh lớp 7. Gia đình em thì nghèo khó, mẹ hay ốm yếu, bố em hồi trẻ phiêu bạt Nam Bắc kiếm kế sinh nhai nuôi vợ con. Nhưng mẹ tôi mới là rào cản lớn nhất ngăn cản tình duyên của bọn tôi.
Ngày xưa, bố tôi từng yêu dì ruột em trước khi lấy mẹ tôi. Cậu ruột em lại lấy em mẹ tôi. Thời đó, vì rượu chè, cờ bạc, khi say cậu hay đánh dì tôi đến nỗi sẩy thai. Sau này họ li dị, dì tôi đi kinh tế rồi lập gia đình ở Tây Nguyên, còn cậu em cũng lập nghiệp ở trong Nam. Chính vì những nguyên nhân đó mà bên nhà ngoại tôi và em thù hằn nhau, mẹ tôi căm ghét, thù địch gia đình em.
Số trời hành hạ, tôi lại yêu điên cuồng người con gái mà mẹ tôi ghét nhất. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, thi đại học trượt, tôi đi học nghề rồi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Ban đầu, gia đình đã chạy vạy cho tôi sang Nhật, nhưng sau khi biết em đi du học bên Hàn thì tôi một mực đòi đi Hàn bằng được. Em vì học giỏi, thi đậu ngành ngoại ngữ, nên sau 1 học kỳ được học bổng đi du học, em sang trước tôi hơn nửa năm.
Hồi ấy, phong trào học ở quê tôi không được như bây giờ, em là người đầu tiên được đi học ở nước ngoài, hiện tại gia đình em có 3/4 chị em đều đã từng được du học ở nước ngoài, vì thế chuyện về nhà em giống như một “huyền thoại” ở quê tôi vậy. Ở quê, vốn yêu em đơn phương, vì tôi lúc nào cũng mang mặc cảm mình dốt nát, kém cỏi hơn. Nhưng cái nhiệt huyết, đam mê tuổi trẻ khiến tôi luôn muốn được gần người mình yêu, dù là không đến với nhau cũng chấp nhận.
Từ ngày sang xứ người, thiếu thốn tình cảm gia đình thì tình yêu tôi dành cho em càng lớn, em giống như là cả thế giới, là báu vật vô giá nhất trên đời mà tôi có. Hai đứa cách nhau 3 thành phố, nhưng mỗi khi có dịp dù chỉ 1 ngày được nghỉ, cứ vài tuần tôi lại đón tàu điện sang thăm em. Rồi bọn tôi yêu nhau, quãng thời gian được sống bên em là quãng thời gian đẹp nhất trong đời.
Sau vài tháng, chúng tôi đi quá giới hạn, sau đó em có thai. Dù biết cuộc sống phía trước có vô vàn khó khăn, nhiều thứ cần phải đối mặt, nhưng chúng tôi quyết định giữ con lại. May là em chửa “giấu bụng” và lại vào mùa đông nên không bị phát hiện. Chúng tôi may mắn được bà chủ nhà trọ người Hàn Quốc thương yêu đùm bọc, nhận làm con nuôi, chăm sóc con tôi như cháu ruột của bà. Khi ấy, tôi chưa hết hạn hợp đồng với công ty, nên mỗi khi được nghỉ là lật đật chạy về thăm 2 mẹ con, sau khi hết hạn 3 năm tôi chuyển đến sống cùng em và con, chúng tôi có thêm một cháu trai nữa sinh đúng vào mùa tuyết rơi.
Quãng thời gian ở Hàn, tôi đã làm việc rất vất vả, rất chăm chỉ, mối ngày làm từ 8h sáng tới hơn 10h đêm, có hôm tới 1,2h sáng mới về kể cả dưới cái rét căm căm, tuyết rơi dày đặc bên xứ người. Cuộc sống cơ cực là thế, nhưng mỗi lần về căn phòng trọ nhỏ, thấy con ngủ ngon và em vẫn nằm đợi mình, lòng tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng.
Phần về em, ngoài học bổng em cũng đi làm thêm, là người biết tằn tiện, nên ngoài gửi tiền về nước đều đặn, chúng tôi vẫn có ít dư dả làm vốn. Hai đứa cũng không có thời gian cho nhau nhiều, lại vướng con mọn nên cũng không khi nào cãi nhau. Có điều, càng sống với em, tôi càng cảm thấy mặc cảm. Dù cũng kiếm ra tiền, nhưng tôi vẫn là lao động chân tay, ít chữ. Em thì học giỏi, học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Thời gian ấy, người xa xứ hay chuộng điện thoại, chát chít, lên mạng tán gẫu với nhau, tôi thì không biết tí tẹo nào về máy vi tính. Tôi không có thời gian để học, cũng không có tư duy để học, với lại tôi có cả thế giới để quan tâm ở bên, nên cũng không liên lạc ai nhiều, mãi cho đến sau này con trai lớn chỉ dạy cách sử dụng máy tính và điện thoại cảm ứng mới biết thế nào là công nghệ.
Hổi đó, mỗi lần em gõ bàn phím cạch cạch hay vùi đầu vào sách vở thức trắng đêm vì làm luận án, thi cử, tôi lủi thủi trông con mà lòng cảm thấy mình sao mà hèn kém. Một phần lý do em cố gắng học thật tốt là để được ở lại nhưng em càng học cao, sự tự ái trong tôi càng lớn. Không biết từ lúc nào trong đầu tôi hình thành ý nghĩ giải thoát cho em, để em tìm được người phù hợp với mình hơn.
Khi con trai lớn sắp lên 7 tuổi, tôi cũng đã tích cóp được một số vốn để về mở một cửa hàng. Tôi quyết định đưa con về nước để làm giấy khai sinh và cho chúng được đi học. Nhờ mẹ nuôi bảo lãnh, tôi đưa con về nước an toàn, em ở lại thêm mấy tháng hoàn tất khóa học.
Lúc cả nhà đón tôi ở sân bay, mẹ tôi đã phát hoảng khi thấy tôi dẫn theo 2 con về cùng với một người phụ nữ Hàn lớn tuổi. Mẹ tôi vốn là người tháo vát, ma lanh, giỏi thu vén, nhưng đanh đá, chua ngoa số một. Biết chuyện em là mẹ của con tôi, không chỉ thấy mặt tôi là chửi, bà còn làm ầm ĩ cả bên nhà em, mắng nhiếc, sỉ vả, nhục mạ, đay nghiến đủ cả.
Thời gian đầu về nước, thay vì hạnh phúc như những người đồng hương khác được nhiệt nhiệt chào đón, cuộc sống với tôi như địa ngục vậy. Bố mẹ em suy sụp tới nỗi hai ông bà phải nằm viện. Tôi xấu hổ không dám tới nhà em, chỉ đến thưa chuyện và nhờ bố em đi làm khai sinh cho con. Làng xóm bàn tán, mẹ và họ hàng đay nghiến, mệt mỏi nhất là đưa con về đúng mùa hè, trời nắng gắt 37, 38 độ, chúng không thích nghi kịp, hai đứa cứ thay nhau nằm bệnh viện lại chỉ bám lấy bố, không cho một ai đụng vào.
Chưa hết, thức ăn lạ miệng, cái gì cũng không quen, không ăn, đứa nào đứa nấy xanh như tàu lá chuối. Thằng em suốt ngày khóc lóc đòi mẹ, cứ tối đến là nằng nặc đòi sờ ti mẹ, có đêm cắn ti bố sưng vù chảy máu. Ôm con vào lòng, thương con, nhớ em mà lòng kìm nén nhiều áp lực, có lúc bật khóc.
Một khi thằng đàn ông quyết tâm bạc với người phụ nữ của hắn thì có lẽ không ai bạc bẽo hơn được. Tôi đã đối xử với em bạc không thể tưởng tượng được. Không phải vì gia đình phản đối, cũng không phải không thương em và con mà vì muốn tốt cho em, muốn để em có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn nên tôi chia tay em.
Tôi mở một cửa hàng trên thị trấn. Còn em sau khi về nước thì ở lại Thủ đô đi dạy ở trường cũ. Được một thời gian thì em chuyển hẳn vào Nam, lập gia đình. Tôi ở vậy gà trống nuôi con, yêu quý và phụng dưỡng bố mẹ em như con rể của họ. Từ ngày mẹ em mất vì ung thư, bố em gầy còm, vò võ sống một mình, tôi thương ông nhiều hơn. Con cái ông thoát li, có bảo đón ông lên phụng dưỡng nhưng ông vẫn thích sống ở quê, lấy nuôi bò làm thú vui.
Hai con tôi yêu thương bên ngoại nhiều hơn nội, mẹ tôi cũng không mấy để tâm đến cháu. Em lập gia đình, có thêm một trai một gái, gia đình chồng bề thế, vợ chồng thành đạt, em vẫn một tháng đôi lần bay ra thăm nhà và bố con tôi. Con tôi cũng hiểu chuyện, chúng vẫn luôn coi như mẹ đi làm ăn xa, ơn trời chúng được hưởng thông minh từ mẹ. Nhiều lúc tôi cũng muốn lập gia đình, nhưng đợi các con trưởng thành xong mới tính. Thật ra, dù em lấy chồng, mối quan hệ của tôi với em chưa chấm dứt, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi vẫn lao vào nhau như những kẻ đói khát, nhiều khi bọn tôi ôm nhau khóc. Tôi luôn có cảm giác tội lỗi với chồng em, nhưng tôi lại không thể vứt bỏ được tình cảm dành cho em, nỗi nhớ em khiến tôi trở thành kẻ thứ 3 hèn yếu, nhu nhược và day dứt. Bao nhiêu lần muốn chấm dứt, nhưng cứ hễ gặp em là tôi như quên hết mọi thứ trên đời. Tôi cứ lặng lẽ sống kiếp người tình nửa công khai, nửa bí mật của em suốt hơn chục năm qua, chăm sóc hai báu vật quý giá của chúng tôi mà không một lời kêu than và hối tiếc. Mọi chuyện có lẽ vẫn thế trôi đi, cho đến hơn 1 năm trước. Khi tôi nhận được điện thoại của con trai lớn, đang sống và học gần em, nó bảo tôi phải vào gấp. Lật đật bay vào gặp con mới biết sự thật kinh hoàng. Đứa con trai 3 tuổi của em đang nguy kịch, phải cấp cứu vi ngã cầu thang do ôsin bất cẩn. Lúc ấy, con tôi bảo: mẹ bảo con truyển máu cho em, không mua máu bệnh viện vì mẹ sợ em bị lây bệnh, cu Tin là em ruột con bố ạ.
Tôi bảo con, nó là em cùng mẹ khác cha thì cũng là em ruột con mà. Nhưng nó lại trả lời rằng không đâu, nó là con bố vì chồng mới của mẹ bị “bóng”. Cả bé Bông tức con gái lớn của em cũng là con bố nữa, mẹ bảo thế. Tôi quá bất ngờ, không thể tin vào tai mình nữa, cứ lặp đi lặp lại hỏi con.
Tôi đến gặp chồng em, anh ta nói em biết chuyện này ngay từ đầu vì gia đình danh giá ấy cần vỏ bọc, em cũng cần vỏ bọc. Họ thương yêu em và 2 đứa con như ruột thịt, ba má chồng em có thể chấp nhận chúng tôi qua lại nhưng không đồng ý li dị. Vợ chồng em giống như 2 người bạn tri kỉ, anh ta quan tâm và yêu thương con chân tình dù biết rằng đó không phải giọt máu của mình. Anh ta nói kể cả họ có li hôn, anh ta cũng sẽ quyết dành quyền nuôi con, cho dù vợ chồng họ chưa từng gần gũi thể xác nhưng về pháp lý và thực tế chúng vẫn là con anh ta.
Con tôi bảo, mỗi lần đến chơi thấy gia đình họ chiều chuộng con cháu và tính cách của 2 đứa nhỏ, nó sợ lớn lên chúng sẽ hư. Tôi buồn và suy nghĩ nhiều, không biết khi con lớn lên, biết sự thật, chúng sẽ như thế nào. Từ ngày biết chuyện, không ngày nào là yên lòng, giận mình, thương mẹ con em, mọi chuyện tại tôi mà ra. Từ khi đứa thứ 2 vào đại học, tôi sống cô độc một mình, tất bật với việc buôn bán, rồi lại lủi thủi một mình ra vào, tôi suy nghĩ nhiều hơn, trằn trọc mất ngủ suốt.
Đang ở tuổi sung mãn của đàn ông, nhiều lúc bản thân có những đòi hỏi và ham muốn nhiều. Cũng có lúc muốn lấy vợ về vui cửa vui nhà để bớt cô đơn. Có người mai mối cho vài đám, nhưng cứ lần lữa chẳng thích ai cả. Trước giờ tôi chí thú làm ăn, ít tụ tập, không rượu chè, chỉ lo nuôi con ăn học, tiền bạc làm ra đều để dành dụm tích cóp cho con, bản thân không chi tiêu gì thành thử tôi rất ít bạn bè.
Thời gian rảnh rỗi, tôi lên mạng chát chít tìm thú vui, được vài bữa lại chán. Hình như cái tôi kiên trì nhất là chờ đợi em về mỗi tháng vài ba lần, mỗi lúc ấy, tôi giống như trời hạn mong mưa, rồi lại rơi vào hố sâu hụt hẫng khi phải xa em. Càng sống bên em, tôi lại càng tham lam, muốn chiếm hữu em nhiều hơn, đợi chờ nhiều hơn, chỉ mong sao em li dị, trở về sống bên tôi, tôi muốn bù đắp lại. Nhưng em luôn từ chối, tôi lại không đủ mạnh mẽ để dứt khoát với em. Cuộc sống của tôi bây giờ có phải là bệnh hoạn hay không, tôi cũng không biết sao nữa…

Wednesday 16 September 2015

"Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa về với phở ăn cơm"

Lấy chồng là giảng viên một trường ĐH nổi tiếng, Huệ quyết định từ bỏ sự nghiệp ca hát đang lên, về lo cho chồng. Chẳng ngờ chỉ 2 năm sau, anh chồng đã ngoại tình
Vai diễn "ông chồng kiểu mẫu"
Trong một lần tình cờ, Huệ nhìn thấy chồng đi cùng một cô gái trẻ đẹp vào siêu thị, trông họ không khác gì vợ chồng son. Chị ngay lập tức xâu chuỗi những biểu hiện bất thường của chồng mà bấy lâu nay mình không quan tâm vì quá yêu chồng. Đến khi câu hỏi về mối quan hệ của chồng với cô gái lạ ngày càng day dứt, chị quyết định nhờ công ty thám tử điều tra danh tính cô gái này. Đến giờ, Huệ vẫn không thể tin được chuyện chồng ngoại tình là sự thật. Anh đã từng theo đuổi chị đến 8 năm trời mới nhận được cái gật đầu từ chị, sau đó khi lấy nhau, chị nói gì anh cũng nghe. Thậm chí, trước đây khi chị vẫn còn vương vấn với người yêu cũ, định đi đến hôn nhân, anh ta đau khổ đến mức từng tự tử hụt vì chị.
Vậy mà chỉ sau 6 năm chung sống, người chồng từng thề sống thề chết chung thủy với chị lại có tình nhân. Chị đã cố gắng không tin, nhưng mỗi lần nhớ đến cảnh chồng và cô gái trẻ kia dắt tay nhau vào siêu thị mua sắm là lại đau thắt lòng. Chồng chị Huệ tên Phong, hiện là giảng viên trường ĐH. Anh có sự nghiệp vô cùng rạng rỡ khi vừa dạy tại trường, vừa cộng tác tại một công ty dầu khí lớn nhất nhì nước. Khi nhận lời lấy Phong, Huệ đang là một ca sĩ nhiều triển vọng. Nhưng cuộc hôn nhân với người chồng đang phát triển nhanh chóng về sự nghiệp khiến cô quyết định lui về hậu trường, không đi hát nữa để làm tròn thiên chức làm vợ, làm mẹ. Sau này, khi con đã cứng cáp, Huệ có mở một shop thời trang để kinh doanh thêm. Cuộc sống êm đềm trôi đi, người ta tưởng rằng không gì có thể chia cắt cặp vợ chồng quá đẹp đôi như Phong và Huệ.
Suốt 6 năm chung sống, Phong thường xuyên ca ngợi vợ mình với bạn bè, đồng nghiệp. Anh đối xử với Huệ tốt đến mức cả khoa Dầu khí nơi anh công tác đều nói: "Trên Trái Đất này chẳng còn ai yêu vợ bằng anh". Thậm chí các bà vợ của đồng nghiệp trong khoa luôn đem anh ra so sánh "làm gương" cho mấy ông chồng.
Theo yêu cầu của chị Huệ, việc theo dõi chồng chị phải được các thám tử tiến hành tuyệt đối bí mật. Chị không muốn mọi chuyện rùm beng lên, báo chí bấy lâu vẫn tò mò về cuộc sống của chị sẽ được dịp khơi ra và lúc ấy người xấu hổ sẽ là chị. Ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, các thám tử theo sát Phong ngay từ lúc anh bước ra khỏi nhà. Lịch trình của anh này giống như một nhân viên Nhà nước bình thường, sáng 6h30 anh lên trường, chiều 5h30 tan sở. Sau giờ làm, Phong thường đến shop phụ giúp vợ một chút rồi về nhà. Lịch trình của Phong ngày nào cũng đều đặn như vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong 5 ngày theo dõi Phong đó là trưa nào cũng tầm 11h hơn anh ta đều chạy xe đến nhà một ai đó ăn cơm, ngủ nghỉ sau đó mới trở lại trường đi dạy. Căn nhà nơi Phong thường ghé ăn trưa nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách mạng Tháng 8. Tuy đó chỉ là căn nhà hai tầng nhỏ gọn nhưng bên trong khá đầy đủ tiện nghi. Ngoài buổi trưa xen giữa hai buổi lên lớp, có buổi chiều Phong không về nhà mà đến đón cô gái trẻ ở căn nhà hai tầng rồi cả hai đến một nhà hàng cách xa trung tâm thành phố để ăn tối. Ngày nghỉ, Phong ra khỏi nhà lúc 5h sáng. Giám đốc Duy đã giao cho các thám tử, nhận được thông tin từ chị Huệ, đã túc trực trước cổng nhà chị Huệ để theo bước Phong vào lúc sáng sớm.
Hóa ra "anh chồng mẫu mực" này chạy xe tới căn nhà hai tầng kia để đón tình nhân đi chơi. Các thám tử phải rất vất vả mới theo sát được Phong, bởi đường dài và thậm chí có lúc mất dấu. Phong đưa người phụ nữ trẻ tới bến xe, cả hai cùng bắt xe đi Vũng Tàu, các thám tử cũng mua vé đi theo hai người. Tới Vũng Tàu, họ cùng nhau ăn uống nghỉ ngơi và tắm biển. Đến 5h chiều, họ bắt xe về thành phố và đi ăn xong mới ai về nhà nấy. Thời hiện đại, dân gian thường ví vợ là "cơm", còn bồ là "phở". Hoạt động của anh chồng Huệ đúng với câu nói hài hước: "Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa đón phở đi ăn cơm". Vì lịch trình "tuyệt mật" đó mà cuộc tình vụng trộm của Phong đã diễn ra khá lâu mà tất cả bạn bè, người thân không ai hay biết.
Qua tìm hiểu của các thám tử được biết, cô gái trẻ kia tên là Vân, người Tiền Giang, hiện đang học Thạc sĩ năm cuối tại trường ĐH Bách khoa. Cô này nổi tiếng là hoa khôi Bách khoa và được khá nhiều anh chàng theo đuổi. Phong trước đây từng dạy Vân vài môn cơ sở, họ quen và yêu nhau từ hồi Vân mới học năm nhất, tức là sau 2 năm lấy Huệ làm vợ. Dù biết Phong đã có vợ nhưng Vân vẫn bỏ qua và lén lút qua lại với thầy giáo.
Họ sống cùng nhau như vậy gần 4 năm trời, tuy Phong ít ở lại cùng Vân nhưng hàng xóm ai cũng nói họ không khác gì vợ chồng son. Mối quan hệ của họ không một người quen nào biết, kể cả đồng nghiệp của Phong lẫn bạn bè của Vân. Mỗi lần gặp nhau, đi ăn uống họ đều đi rất xa trung tâm thành phố để tránh gặp người quen.
Nếu không có một lần Huệ tình cờ đi đưa hàng ở một siêu thị xa lắc rồi nhìn thấy chồng tình tứ đi chợ với người đàn bà khác, có lẽ mối quan hệ ngoài luồng của Phong sẽ không bao giờ bị phát giác. Tiếc cho tình yêu của một cặp đôi tưởng vượt qua những tháng năm dài trắc trở sẽ có được hạnh phúc, vậy mà… Sau này, nghe đâu Huệ đã ly dị chồng. Cô không làm ầm lên mọi chuyện mà chỉ lặng lẽ đưa tờ đơn cho Phong ký… Người phụ nữ ấy lại thêm một lần rơi nước mắt khi người chồng kề bên mình suốt 6 năm trời lại ăn ở hai lòng. Ngoại tình tuy thiên hình vạn trạng nhưng có thể quy về ba dạng phổ biến: Ngoại tình đột xuất, ngoại tình kinh niên và vừa ngoại tình vừa bạo hành. Mỗi loại nên có cách ứng xử thích hợp. Ngoại tình đột xuất do một cơ hội hay tình huống nào đó có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả với người chồng xưa nay chung thuỷ. Trong trường hợp này, tha thứ là hơn nếu họ thực sự ăn năn hối cải. Loại ngoại tình kinh niên thì hạnh phúc rất mong manh, chỉ có đau khổ là thường trực.
Những người chịu đựng thường là sống phụ thuộc vào chồng. Còn ngoại tình ngang nhiên lại đánh vợ thì khỏi phải phân vân: Ly hôn sớm ngày nào hay ngày ấy! Vậy nên, câu hỏi làm gì khi chồng ngoại tình, trả lời thật không đơn giản. Nó còn phụ thuộc vào ngoại tình ở dạng nào và cái "chất" của người vợ thế nào.

Saturday 12 September 2015

Bị Bạn Của Bố Chồng Gạ “Đổi Tình Lấy Công Việc"

Sau thời gian nghỉ dài chăm con, chị nằng nặc đòi đi làm. Thế nhưng sự cố bất ngờ đó khiến chị muốn ở nhà đẻ thêm đứa nữa, khỏi đi làm.
Anh chị yêu nhau từ hồi học đại học, đến khi chị tốt nghiệp cũng là lúc đám cưới được tổ chức linh đình, không lâu sau đó chị sinh con. Chồng chị thì đã có một công việc ổn định, hứa hẹn nhiều thăng tiến; còn chị muốn đi làm nhưng cả nhà chồng khuyên chị nên ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng con, không tội gì mà phải vất vả khi kinh tế gia đình đầy đủ.
Đúng là chị có một đời sống tình cảm khá viên mãn, một cuộc sống vật chất dư thừa nhưng vẫn cảm thấy thiếu thốn và trống vắng. Trong thâm tâm, chị cảm thấy có lỗi với bố mẹ và gia đình mình, chăm chút, hy sinh cho con ăn học thành người, giờ thì chỉ là một bà nội trợ. Chị cũng tiếc cho tấm bằng cử nhân loại giỏi của mình, đúng hơn là tiếc cho mình. Vậy nên khi con vào học mẫu giáo thì chị quyết định đi xin việc, mặc gia đình chồng ngăn trở.
Tuy nhiên, xin việc làm thời buổi này chẳng dễ dàng gì. Chị hạ thấp dần tiêu chuẩn của mình và cuối cùng là chỉ cần việc ở một công ty tầm tầm nào đó, nhưng mãi cũng không xong. Anh chồng thấy vợ chạy ngược chạy xuôi, hôm nào cũng phấn son trang điểm nhăm nhăm cho những cuộc phỏng vấn thì cũng sốt ruột, vợ chồng đã có lúc bất hòa, lạnh nhạt.
Chỉ riêng ông bố chồng có chút thông cảm với con dâu nên hứa sẽ giúp chị. Ông gặp người bạn là quan chức ngành văn hóa, rất dễ dàng để chị đảm nhận một vị trí đúng nghề được đào tạo. Mọi việc xong xuôi, chị chỉ chờ ngày đi làm.
Để cảm ơn ông bạn, một tối bố chồng dẫn cả gia đình đến nhà ông bạn. Đó là một ngôi biệt thự kiểu cổ, kín cổng cao tường, chỉ có hai ông bà sống với nhau, con cái hoặc đã ra ở riêng, hoặc đang du học nước ngoài. Chuyện trò được một lúc, chủ nhà bảo mọi người cứ trò chuyện, mời chị lên phòng làm việc gặp riêng ông. Sau khi đóng chặt cửa phòng, ông đặt thẳng vấn đề “đổi tình lấy công việc” rồi lao vào ôm lấy chị, hôn chị nồng nàn và hẹn chị ngày mai đến thăm quan cơ quan, nơi chị sẽ làm việc.
Chị rời khỏi căn phòng đó như người mộng du. Chồng chị, vốn không quan tâm lắm đến thái độ của vợ nhưng cũng nhận ra, anh hỏi chị bị làm sao, rồi cũng chẳng chú ý nữa. Chỉ đến hôm sau, trong bữa cơm, ông bố chồng nhắc nhở chị đến cơ quan ông bạn như lời hẹn. Chị trả lời dứt khoát là đã nghĩ lại rồi, bây giờ việc quan trọng là chăm con và chuẩn bị sinh đứa thứ hai, việc đi làm tạm gác lại đã.
Bà mẹ chồng tỏ vẻ mừng rỡ không giấu giếm, chồng chị thản nhiên nghĩ đó là việc đương nhiên, chỉ có ông bố chồng nhíu mày suy nghĩ. Và, có lẽ chỉ mình ông, ngoài chị, biết được lý do tại sao chị đột ngột từ bỏ ý định đi làm của mình khi chắc chắn đã có một công việc phù hợp./.

Friday 11 September 2015

Sững sờ vì bí mật của gia đình chồng

27 tuổi tôi cứ ngỡ tìm được bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời mình. Vậy mà tất cả những gì tôi có được chỉ là sự lừa dối và cái bí mật đáng ghê sợ của gia đình chồng.
Ngày anh về ra mắt nhà tôi, bố mẹ tôi vui lắm vì sắp có được một anh con rể chững chạc, hiền lành và thành đạt. Nói chung 2 gia đình rất môn đăng hộ đối. Anh là con trai lớn trong nhà, dưới anh còn có một cô em gái kém tôi 5 tuổi và một cậu em trai út. Đó là những gì tôi biết được về gia đình chồng.
Vì bố mẹ chồng tôi rất hiền và tâm lý nên cuộc sống làm dâu của tôi cũng không gặp nhiều khó khăn. Duy chỉ có một việc khiến tôi khó chịu đó là tính cách ẩm ương của cô em chồng. Nhiều lúc ngột ngạt quá tôi chỉ mong có ai lấy quách cô ấy đi cho xong để đỡ phải ở cùng.
Hàng ngày việc của cô ấy là chê bai, dè bỉu, nói xấu tôi với mọi người trong nhà. Có chút năng khiếu nấu ăn mà cô ấy biến tôi thành trò hề trong nhà. Mọi món tôi làm cô ấy đều mang ra chế giễu này nọ khiến tôi nhiều lúc xấu hổ với cả nhà. Nói chung mối quan hệ chị dâu – em chồng của tôi thật tệ mà chưa biết phải cải thiện thế nào dù tôi có cố gắng đến đâu.
Đã vậy lại còn suốt ngày xum xoe với chồng tôi. Lúc nào cũng nhõng nhẽo, đòi hỏi đủ chuyện. Nào là đi mua sắm, ăn uống đủ kiểu thậm chí còn đòi anh đưa đến trường và gần gũi với anh trai tự nhiên lắm. Là vợ, tôi không khỏi bực mình, ấm ức nhưng không biết phải làm sao vì có nói với chồng thì chồng cũng chỉ cười xòa bảo: Cô ấy được chiều từ bé nên thế!. Chuyện này cũng không trách được, anh em họ quý nhau từ khi tôi còn chưa về làm dâu.
Cô em gái suốt ngày xum xoe với chồng tôi. Lúc nào cũng nhõng nhẽo, đòi hỏi đủ chuyện.
Nếu thật sự chỉ là tình cảm anh em thắm thiết thì không nói làm gì đằng này sự thật lại bất ngờ hơn tôi nghĩ.
Sau khi về làm dâu được 5 tháng, tôi mới lờ mờ được biết hoàn cảnh thật của gia đình chồng qua lời của một bác hàng xóm. Hóa ra cô em gái này là con gái một người bạn của mẹ chồng tôi. Bạn của mẹ chồng tôi lỡ mang thai với người yêu, nhưng bị bạn trai phụ bạc nên sinh con xong, đã nhờ mẹ chồng tôi nuôi nấng giúp để làm lại cuộc đời. Vì thương hoàn cảnh của bạn thân, mẹ chồng tôi đem cô con gái về chăm sóc không khác gì con đẻ. Thỉnh thoảng, người bạn đó vẫn về thăm con gái.
Tôi cũng chỉ nghe để đấy chứ không dám hỏi lại chuyện này vì chuyện chỉ nghe qua người khác. Thế nhưng, tôi giật mình nghĩ, nếu lời bác hàng nói nói là đúng thì mối quan hệ của chồng và cô em gái kia chẳng hề liên quan tới nhau. Trong tôi bỗng xuất hiện một sự lo lắng lớn.
Từ ngày biết được thông tin đó, tôi chú ý hơn tới mọi thứ để tự mình tìm ra điều bí ẩn. Bằng linh cảm của người vợ, tôi đâm hoài nghi và xét nét với mối quan hệ của chồng và “em gái” kia. Và thực tế tôi cũng nhận thấy họ khôngđơn thuần là anh – em theo đúng nghĩa được.
Rồi một lần, cô ấy bị nghi là sốt vi rút, đêm hôm tôi định sang phòng ngó xem cô ấy có cần gì không để giúp thì chồng không cho sang với lý do, sợ tôi sức khỏe yếu lây bệnh thì khổ. Anh giành việc sang chăm em gái lúc nửa đêm. Tôi cũng để chồng đi sang đó, rồi một lát lặng lẽ sang sau. Vừa tới cửa tôi đã nghe tiếng thủ thỉ, nhõng nhẽo của cô em chồng: “Sao anh lại lấy vợ? Anh, ly hôn đi. Em sẽ chăm sóc anh đến hết đời”. Tôi không thể thấy biểu cảm của anh lúc đó là gì nên cũng không dám phán xét. Chỉ biết rằng ngay sau khi cô em chồng thốt ra những lời đó thì chồng tôi rời phòng cô ấy.
Cho đến bây giờ, tôi thực sự hoang mang. Có vẻ như nhà chồng đã giấu tôi chuyện cô em kia không phải là máu mủ nhà họ. Nhưng điều tôi băng khoăn và lo lắng hơn nữa chính là việc giữa chồng tôi và cô ấy liệu có từng nảy sinh tình cảm với nhau? Tôi có phải là người mà anh thực sự muốn cưới?
Thực tế, 2 con người đó dù gì cũng không có mối quan hệ huyết thống, nếu có tình cảm với nhau cũng là chuyện không lạ. Chỉ có điều là gia đình chồng tôi có biết tình cảm của cô em ấy dành cho chồng tôi hay không? Nếu biết thì làm sao họ lại hành xử như thế?
Bây giờ, người khó xử và không biết phải làm sao lại chính là tôi. Hỏi cho rõ cũng không được. Mà âm thầm ra đi cũng chẳng xong. Một là vì điều tiếng, hai là tôi thực sự yêu chồng mình và trân trọng sự đầm ấm, hòa nhã, tình cảm của mọi người trong gia đình chồng. Tôi nên chọn cách nào đây, tiếp tục sống với gia đình chồng như thế này hay từ bỏ? Mong lời khuyên đúng hướng từ mọi người.

Friday 4 September 2015

Trắng đêm canh cửa phòng tân hôn vì sợ con trai “quá sức”

Thấy con trai mấy ngày mất ăn mất ngủ vì lo đám cưới, bà mẹ thấp thỏm canh cửa phòng tân hôn vì sợ con gặp chuyện chẳng lành. Bạc đầu vẫn phải lo cho con Sự quan tâm, nuông chiều của cha mẹ, cam chịu làm “nô lệ” cho con từ việc nhỏ đến việc lớn không chỉ khiến con trẻ thụ động, sống ỉ lại mà còn khiến các bậc cha mẹ cũng khốn khổ vì con. Ở tuổi gần 50, làm mẹ của hai đứa con, một trai một gái, một đứa năm nhất, một đứa năm cuối đại học, những tưởng chị Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) sẽ “được nhờ”. Nhưng vì chiều con, không để con đụng tay vào bất cứ việc gì nên ngày hai bữa sáng – tối chị vẫn tự lọ mọ chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình. Con gái 19 tuổi, ăn xong cái bát cũng không phải rửa. Con trai 22 tuổi, hoa quả phải gọt sẵn cho vào đĩa, bưng lên phòng riêng mới chịu ăn. Chị bảo, chị thích việc bếp núc, thích chăm sóc con cái nên thấy những việc mình làm không có gì vất vả. Nhưng chị không biết rằng, “tình yêu thương” của chị khiến con thụ động, thiếu kỹ năng sống, không thể hỗ trợ khi mẹ gặp sự cố. Một lần, chị bị ngất ở cơ quan, đồng nghiệp đưa chị vào viện. Chồng thì đang đi công tác xa, gọi cho hai đứa con thì chúng ú ớ hỏi “làm gì bây giờ ạ”. Phải đến 2 tiếng sau cậu con trai lớn mới “mò” được đến bệnh viện, trong khi quãng đường đi chỉ 6 km. Thấy chị tỉnh, đồng nghiệp gợi ý gọi con gái đến chăm cho tiện thì chị gàn “thôi được rồi, chị không sao”. Sau rồi mọi người mới biết, con gái được đưa rước từ nhỏ, xe máy không biết đi, đường không biết lối, có đến bệnh viện có khi còn khiến chị bận tâm hơn. Một bà mẹ khác thì chăm sóc, lo lắng cho con trai đến mức đứa con lấy vợ rồi vẫn muốn chở che. Chị Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng, nếu 3 năm trước chị không đấu tranh ra ngoài sống riêng thì có lẽ giờ này gia đình chị đã tan đàn xẻ nghé. Chị kể, chồng chị là con một, từ bé đến lớn đều bị bố mẹ quản lý, đi đâu cũng có bố mẹ tháp tùng, không dám thả ra vì sợ chơi bời, lêu lổng. Đến khi đi làm cũng bố mẹ xin việc cho rồi quản lý tài chính, giờ giấc đi lại. Ngày hẹn hò với chị, mỗi lần đi cà phê, xem phim đều phải xin phép, phải xin tiền mẹ. Đi chơi đến 10 giờ đêm là mẹ gọi điện hỏi đang ở đâu, sắp về chưa. Đến khi lấy nhau rồi, chị Hằng mới thấm thía cái thói “bám váy mẹ” của chồng. Và chị cũng phải “nể phục” tâm sức quan tâm, chăm sóc con của mẹ chồng. “Kể ra tưởng tiểu thuyết, đêm tân hôn mẹ chồng cứ ra lại vào phòng ngủ của hai vợ chồng, lúc vào kiểm tra chăn đệm có đủ ấm không, lúc vào đưa cho chồng cốc nước. Mình thấy kỳ kỳ nhưng cũng kệ. Đến gần nửa đêm hai vợ chồng chuẩn bị đi ngủ rồi, mình mở cửa phòng đi đánh răng rửa mặt thì thấy mẹ lù lù ở cửa, giật bắn mình. Hỏi mẹ có chuyện gì thì bà kéo mình ra bảo con ơi thằng Q. mấy hôm nay mất ăn mất ngủ vì lo đám cưới, sức khỏe giảm sút đi nhiều, hai đứa đừng làm gì quá sức. Bà con dặn nếu có bị thượng mã phong thì phải kêu lên ngay để bà vào xử lý”, chị Hằng nhớ lại. Chị Hằng bảo, nhiều khi mẹ chồng chiều chuộng con trai hơn cả trẻ nhỏ khiến chị vừa ấm ức, vừa cảm thấy tức cười. Ví dụ như ăn cá mẹ gỡ xương cho, đồ gì ngon cũng để phần con trai, đi đâu mẹ cũng tranh xách đồ trong khi con trai sức dài vai rộng để đi tay không. “Nhiều lần cãi vã cũng chỉ vì mẹ chồng quá chiều chuộng con trai. Mình nhờ chồng thu quần áo hộ cũng bị nói nữa. May mà mình đòi ra ở riêng bằng được. Giờ thì anh xã biết nấu cơm, biết rửa bát, biết thay bỉm, pha sữa cho con rồi”, chị nói. Chiều con - cha mẹ tự đày đọa mình Cha mẹ nào cũng yêu thương, cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng đôi khi vì quá nuông chiều con mà cha mẹ lại tự đày đọa bản thân mình. Cảnh tượng mà chúng ta vẫn thấy vào mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, đó là hình ảnh những ông bố, bà mẹ đội nắng, đội mưa kiên trì đợi con trước cổng trường thi. Đó là hình ảnh người mẹ tay xách nách mang lẽo đẽo theo sau, đứa con tay không đi trước thì không ngừng ca thán “mẹ mang theo lắm thứ thế để làm gì”. Theo chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia TP. HCM, việc nuông chiều, cung phụng con cái không có điểm dừng, hoặc thái quá đang biến một bộ phận giới trẻ... không thể trưởng thành, sống phụ thuộc cha mẹ dù đã có tấm bằng cử nhân, kỹ sư. Tuy nhiên, chỉ đến khi thấy con cái mình lười biếng, sống ích kỷ, không biết quan tâm ai thì họ mới giật mình, than vãn, kể cả trách móc chúng không biết hiếu thảo. Khi chỉ biết nhận nhiều hơn cho, lớn lên giới trẻ cũng trở nên vô cảm, ít biết sẻ chia, thông cảm với người khác. Những đứa trẻ được nuông chiều, cung phụng thường gặp trục trặc, mâu thuẫn tại trường và khi đi làm cũng va chạm với đồng nghiệp nhiều hơn, đặc biệt dễ đổ vỡ trong hôn nhân vì không biết cách chung sống hòa hợp.

Wednesday 2 September 2015

Kiếp Trước Em Đã Chôn Cất Cho Anh ( Phần cuối )

nên đến đây. Cuộc thẩm vấn bắt đầu, Viện Kiểm sát tường thuật lại quá trình phạm tội tám năm trước của bị cáo Cồng Trị Thần: "Ngày 21 tháng 8 năm 2001, kẻ tình nghi phạm tội Công Trị Thần đã tham gia nhóm bắt cóc và cưỡng hiếp thiếu nữ vị thành niên Ngải Mạt, sau đó lại phóng hỏa đốt chết mẹ của nạn nhân là Ngài Linh Linh, đồng thời tiêu hủy chứng cứ, tạo dựng hiện trường giả là một tai nạn ngoài ý muốn...".
Nghe xong những câu cáo trạng đó, đàu óc tôi như muốn nổ tung ra, ruột gan co giật từng hồi liên tiếp. Tôi quay đầu lại nhìn Mạt Mạt, cô ấy vẫn ngồi yên không động đậy, đôi mắt nhìn chằm chằm vào anh trai tồi, khuôn mặt tái xanh đến rợn người. Sau khi đọc xong cáo trạng, vị quan tòa xét xử hôm đó hỏi anh tôi có ý kiến gì khác so với bản cáo trạng mà Viện Kiểm sát vừa đọc không bằng một khuôn mặt lạnh lùng. Anh trai tôi bỗng quay lại nhìn phía sau, nhìn Mạt Mạt trong giây lát, ánh mắt đầy vẻ hổ thẹn day dứt. Sau đó lại từ từ quay người lên, nhìn vào quốc huy nghiêm trang nói, "Tồi không có ý kiến gì khác". Tôi bỗng hiểu ra nguyên nhân vì sao anh trai tôi lại sợ ra đầu thú. Anh ấy không sợ phải ngồi tù, là so anh sợ Mạt Mạt biết hết chân tướng sự việc. Người phụ nữ mà chính tay anh sát hại năm đó, lại chính là mẹ đẻ của Mạt Mạt! Giờ đây, Mạt Mạt lại yêu và sinh con cho kẻ thù đã giết hại mẹ mình... Cô ấy sẽ phải chống đỡ cú sốc tinh thần này như thế nào đây. Mẹ đang tự lẩm bẩm một mình: "Hóa ra, đứa bé bị Thần Thần làm hại năm đó lại chính là Mạt Mạt! Là nhà ta mác nợ nhà cô ấy... là nhà ta mắc nợ nhà cô ấy rồi...". Tiếp sau đó, các vị luật sư bắt đầu biện hộ cho thân chủ một cách kịch liệt. Luật sư Lý làm việc hết sức có trách nhiệm, lấy tình cảm đế thuyết phục, đưa những chuyện năm xưa, anh trai tồi đỗ á khoa của khối A, trở thành sinh viên của Đại học Bắc Kinh, chỉ vì một sai lầm của ý thức như thế nào đã hủy hoại cả tiền đồ của mình. Luật sư Lý nói một cách vồ cùng xúc động, bố tôi chăm chú lắng nghe, đôi mắt đục ngầu của ông không ngăn được những dòng nước mắt ân hận. Vụ án này bỗng nhiên lại làm chấn động cả thành phố, liên quan đến quan chức cao cấp, là người đứng đầu của băng nhóm xã hội đen. Để được xét khoan hồng, mọi người đều khai báo rất thành khẩn, rất nhanh sau đó, bức rèm bí mật phía sau vụ án đã được hé mở. Người thực sự đứng sau sai khiến băng nhóm xã hội đen đó lại chính là phu nhân của Viện trưởng Tòa án nhân dân tối cao của thành phố Trấn Đồng! Cũng chính là mẹ đẻ của Uyển Nghi. Băng nhóm xã hội đen đó có thế lực rầm rộ trong thành phố, chuyên tổ chức bán dâm, buồn bán phụ nữ, tổ chức đánh bạc, nhưng lại luôn được giới quan chức bênh vực. Mà người đứng sau nâng đỡ, che chở cho bọn chúng lại chính là phu nhân của Viện trưởng Tòa án nhân dân tối cao. Chính vì vậy, bọn chúng luôn hành động một cách rất liều lĩnh. Trần Đồng lúc còn trẻ đã bao nuôi một người tình, tên là Ngải Linh Linh, có một đứa con riêng tên là Ngải Mạt. Khi được thăng đến chức viện trưởng, ông ta sợ cuộc sống phong lưu trước đây ảnh hưởng đến tiền đồ nên đã để mặc vợ chỉ đạo thuộc hạ giết người tình cũ là Ngải Linh Linh để diệt khẩu. Đứa con riêng Ngải Mạt bây giờ đã không rõ tăm tích. Còn anh trai tôi chẳng qua cũng chỉ là con rối trong tay để bọn chúng mượn dao giết người và mơ hồ trở thành kẻ giết người mà thôi. Hóa ra, người đầu tiên mà anh trai tôi phải giết hại khi gia nhập băng nhóm, lại chính là mẹ đẻ của Mạt Mạt! Hóa ra, Uyên Nghi và Mạt Mạt lại chính là chị em cùng cha khác mẹ! Cuối cùng, phiên tòa sơ thẩm đã ra phán quyết, phạt Cồng Trị Thần tù chung thân, tước bỏ quyền cồng dân đến cuối đời; phạt Trần Đồng được hoãn tội chết, sáu tháng sau đó mới thi hành án, tước bỏ quyền chính trị đến cuối đời; còn vợ của Trần Đồng phải lập tức nhận án tử hình. Trần Đồng và vợ đều xin được kháng cáo lên trên Tòa án nhân dân tối cao, chỉ có anh trai tôi trầm ngâm không nói, không có ý kiến gì khác với phán quyết của tòa. Trước khi bị giải đi, anh trai quay lại nhìn chúng tôi một lần nữa. Người mẹ yếu đuối của tôi lúc đó chỉ rơi nước mắt và vẫy vẫy theo anh trai vài cái. Quả nhiên là mẹ đã cố gắng bình tĩnh, không làm điều gì mất mặt cả. Ngay lúc đó, tôi muốn thốt lên một câu đầy kính trọng: Mẫu thân đại nhân. Phiên tòa kết thúc, Uyển Nghi trong chốc lát mất đi hai người thân yêu nhất. Từ một thiên kim tiểu thư, chớp mắt một cái trở thành con gái của những tên sát nhân tội ác chất chồng. Cô ấy gục cả người lên thành ghế khóc nức nở. Trong con mát những người ngoài, hai người trung niên có ánh mắt thản nhiên trên ghế bị cáo kia là những tên tội đồ vồ cùng hung ác, nhưng trong mắt của Uyên Nghi, họ lại là những ông bố bà mẹ hết sức nhân từ, đáng kính. Lúc này đây, người bố, người mẹ đã dồn hết toàn bộ tình yêu thương cho cô ấy, liệu có phải chỉ trong chóp mắt đã trở nên già nua hay không... Một lát sau, Đại T đến đón cô ấy về. Tôi quay người lại tìm Mạt Mạt, cũng không tìm thấy bóng dáng của cô ấy đâu nữa. Chương 44: Đại T là một anh hùng Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ áncủa Trần Đồng và phu nhân, mức án xét xử phạt vẫn được giữ nguyên. Anh trai đã bị giam giữ trong tù. Mỗi lần đến ngày được thăm nuôi, cả nhà tôi lại đến thăm anh. Ở trong tù, anh luồn có biểu hiện rất tốt. Anh nói nhất định sẽ nỗ lực để được giảm án, sớm được trở về đoàn viên với gia đình. Cách một tấm kính, mẹ tôi nhìn con trai mình, gạt nước mắt nói cả nhà sẽ đợi anh. Anh nói: "Mẹ, đừng khóc nữa. Con bây giờ được như thế này là rất tốt rồi. Thật sự, con rất cảm ơn Mạt Mạt. Đã bao nhiêu năm rồi, lần đầu tiên con được ngủ yên giấc như thế này". Mẹ tôi khe khẽ gật đầu. Anh trai lại hỏi Mạt Mạt và những đứa trẻ có khỏe không. Tồi nói, đều rất khỏe. côấy bây giờ bụng to rồi, đi lại không tiện, sắp đến ngày sinh nở rồi. Anh trai hỏi: "Cô ấy... chắc là hận anh lam". Tồi nói: "Cô ấy đã tha thứ cho anh rồi". Nghe xong câu nói đó, đôi mắt của anh ánh lên những tia sáng khác thường: "Thật không? Anh chỉ sợ cô ấy hận anh... Cô ây hận anh cũng đúng thôi... Anh đã không phải với cồ ấy! Hi Hi, em nhất định phải thay anh chăm sóc cô ấy chu đáo!". Nhắc đến Mạt Mạt, tâm trạng của anh trai có phần xúc động. Thực ra, sau hônhìn thấy Mạt Mạt tại phiên tòa, tồi không thế tìm thấy cô ấy nữa. Không biết côy đang ở đâu, không biết đứa trẻ đã được sinh ra chưa hay đã bị phá bỏ đi rồi. Những điều này, tôi không dám nói với anh trai. "Nếu như... cô ấy không đợi được, cứ để cô ấy tái giá nhé." Anh trai bỗng nhiên nói bằng một giọng rất nhỏ. Tôi cảm tháy chua xót trong lòng, nói với anh rằng, cồ ấy nhất định sẽ đợi anh. Mỗi lần từ trại tạm giam trở về, mẹ tôi giống như một quân vương vừa mất đi một nửa giang sơn, sa sút tinh thần mất vài hôm, sau đó, lại lặng lẽ đặt toàn bộ hy vọng vào tồi. Tôi sợ bố mẹ nghĩ quẩn nên đã dọn về nhà ở. Lúc nào tôi cũng ở bên cạnh bố mẹ, làm tròn chữ hiếu. Bố mẹ chưa hề nhận tiền lương của tồi đóng góp đế lo sinh hoạt phí. Thực ra, những điều bố mẹ cần rất đơn giản: chỉ là tồi ở bên bố mẹ, để bố mẹ hằng ngày được nhìn thấy con cái bình an. Như vậy, bố mẹ đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Ngày tháng cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán như vậy, chóp mắt một cái, đã một năm trôi đi. Anh trai đã bắt đầu không còn ngây người ra hỏi thăm tôi về Mạt Mạt nữa rồi. Anh luôn hy vọng tôi chủ động nói với anh, Mạt Mạt Vẫn khỏe, mây đứa trẻ cũng rất khỏe, chỉ vì bận quá mà không có thời gian đến thăm anh. Tôi không tìm được lý do nào hay hơn để nói dối anh tại sao Mạt Mạt không đến. Dường như trong lòng anh ấy cũng đã biết rõ mọi việc rồi. Mẹ cũng không còn căm hận Mạt Mạt nữa. Mẹ cho tất cả mọi chuyện xảy ra là báo ứng nhân quả. Chỉ những khi, nhìn thấy đứa trẻ con nào trong khu nhà ở đang đùa nghịch dưới sân, khuôn mặt mẹ lại lộ rõ vẻ tiêu điều. Mẹ đưa tay làm bộ, nói: "Nếu là Bình Bình và An An của bà, giờ này chắc đã có thế bò lung tung rồi, đều đã cao bằng từng này rồi...". Bình Bình, An An là tên gọi thân mật mà mẹ tôi đặt cho hai đứa trẻ từ khi chúng còn chưa chào đời. Thi thoảng, bên bàn ăn, mẹ lại nói một cách bình thản: "Hôm nay, lúc đi chợ mua rau, mẹ gặp một đứa con gái, trông rất giống Uyển Nghi". Không có ai đáp lời, mẹ lại tự oán trách một hồi: "Mặc dù Thần Thần gặp tai họa, đều do người mẹ đáng chết của Uyên Nghi, nhưng Uyển Nghi không phải là người xấu, con bé đó... Mẹ rất nhớ nó". Sau đó, bà lại sốt sắng hỏi tồi bao giờ mới chịu lập gia đình. Tôi cũng nhớ cồ ấy. Cú sốc mà cồ ấy gặp phải cũng không nhỏ hơn bất kỳ ai trong số chúng tôi. Từ nhỏ cồ ấy đã được nuông chiều và nuôi dưỡng đầy đủ, gia đình gặp biến cố lớn như vậy, không biết cô ấy có thế gánh vác được không. Uyển Nghi và Đại T dường như cũng đã biến mất khỏi thành phố này, không thể nào liên lạc với hai người bọn họ được. Chỉ trong một thời gian ngắn, những người thân mà tôi mất đi quá nhiều. Tôi cảm thấy thật trống trải, nhưng cũng không biết nói cùng ai. Tôi thường dùng những thời gian nghỉ ngơi của mình để hoài niệm những chuyện đã qua, nhớ lại bọn họ, nhớ đến những trận cười đứt gan đứt ruột, những trận khóc lóc thảm thiết của thời tuổi trẻ. Một hôm, chuẩn bị hết giờ làm việc, tồi nhận được điện thoại của mẹ. Mẹ nói với tồi bằng một giọng bí mật, hết sức vui vẻ mà đã rất lâu rồi, tồi mới được nghe thấy: "Hi Hi! Con thử đoán xem, ai đến nhà mình chơi hả!". Tôi nói như một phản xạ có điều kiện: "Mạt Mạt đã về rồi ạ?". Mẹ sững lại một lát rồi nói: "Con về nhà rồi sẽ biết! Mau về nhà đi, hôm nay bố con đích thân vào bếp! Có nhiều đồ ăn ngon lắm đấy!". Tôi dường như đã bay về nhà. Mẹ thật quá biết cách khiến người khác thấp thỏm! Nhưng tôi đã có dự cảm, đó là Mạt Mạt! Là cô ấy quay trở về rồi! Mấy đêm hôm trước, tồi còn mơ thấy cô ấy! Đẩy cửa bước vào nhà, tôi nhìn thấy một bóng dáng vồ cùng quen thuộc, đang ngồi trên sofa tâm tình cùng với mẹ tô Hai người nói chuyện rất hòa họp, đồi mắt ngấn lệ, đôtay cô đang được mẹ tôi nắm rất chặt... Nhưng, không phải là Mạt Mạt. "Uyển Nghi!" Tôi cố gắng kìm nén nỗi thất vọng nho nhỏ trong lòng nhưng cũng lập tức vui mừng trở lại. Cách một năm không gặp, từ một cô gái đáng thương, Uyên Nghi đã lột xác trở thành một cô gái xinh đẹp trưởng thành, tri thức và đầy nữ tính. Cô ấy đứng lên, nói một cách tự nhiên: "Cồng Trị Hi. Đã lâu không gặp. Em đến thăm mọi người." Đằng sau ánh nhìn tự túi đó, khuôn mặt cô ấy vẫn hơi ủng đỏ, ít nhiều vẫn còn lại vẻ trong sáng của thời thiếu nữ ngày nào. "Em.." Đã lâu không được gặp lại người thân cũ, tôi cảm thấy thật hưng phấn, xúc động chạy tới, nhưng chợt nhớ ra bây giờ cô ấy đã là vợ của bạn mình rồi, cánh tay đang giơ lên lưng chừng đã bị hạ xuống, "Dạo này có ổn không?". Uyên Nghi từ tốn gật đầu, luôn luôn giữ được phong độ của một cô gái được giáo dục tốt. "Em và Đại T đã đi đâu thế! Anh tìm hai người khắp nơi, cả hai đều thay đổi số di động, lại chuyến nhà đi nơi khác, anh không thể nào liên lạc được! Cố ý tránh mặt anh phải không?" Tôi hỏi, mang theo chút khẩu khí tức giận, trách móc. Uyển Nghi nghìn mẹ tôi, sau đó lại quay sang nhìn tôi: "Công Trị Hi, em có một thứ này muốn đưa cho anh, chúng ta vào phòng anh nói chuyện được không?". Tôi sững người lại , mẹ xoa xoa hai tay, tranh phần nói trước: "Hai đứa đi đi, hai đứa đi đi! Đe mẹ đi giúp bố một tay chuẩn bị cơm nước! Ông ấy lại nói mẹ lười nhác đấy!". Tôi hiểu được ý tứ rõ ràng của mẹ, cảm thấy hơi xấu hổ, quay sang nhìn Uyên Nghi và nói, "Đi thôi". Tôi đóng cửa lại, căn phòng vốn không lớn lắm lập tức tràn ngập hương thơm từ cơ thể của Uyển Nghi, cứ vởn vơ quay đi quay lại liên miên như dòng nước chảy vậy. Uyển Nghi mặc một chiếc áo phông cổ chữ V màu trắng sữa, lộ rõ chút khe ngực, vừa vặn gợi cảm, trắng nõn nà như ngà voi. "Tự nhiên nhé. Có thứ gì cho anh xem thế?", tôi mở lời trước. "Là Đại T... có thứ này muốn nhờ em chuyển tới anh..." Cô ấy nhắc đến Đại T, nét mặt có phần ảm đạm đi rất nhiều, rút từ trong túi ra một phong thư còn chưa mở. Tôi thấy thái độ của cồ ấy có vẻ khác thường, lo lắng mở ra xem. Là nét chữ của Đại T, trong lòng tôi chợt chùng xuống, nhưng miệng lại nói: "Tên tiểu tử thối tha này, không còn mặt mũi nào để đến gặp anh nữa nên đành phải viết thư cho anh phải không?". Uyển Nghi không nói gì, tôi đọc kỹ bức thư. Người anh em duy nhất của tôi! Khi cậu đọc được bức thư này, tôi đang ở trên trời đợi cậu rồi. cậu mau lên nhé, qua bảy, tám mươi tuổi rồi thì lên đây với tôi, đừng chân chừ lưu luyến với mấy người đẹp dưới nhân gian làm gì, phàm phu tục tử, sao sánh được với tiên nữ ở trên trời ! Đến lúc đó, hai anh em chúng ta lại cùng nhau uổng rượu, xem đứa nào phải đầu hàng bỏ chạy trước. Người anh em, mấy năm qua tôi lạnh nhạt với cậu, thực ra là cũng có nguyên nhân, đừng trách tôi nhé. Những lời lẽ ủy mị ướt át, tôi cũng không viết ra được nữa rồi, bây giờ nói về Uyên Nghi nhé. Uyên Nghi là một cô gái tốt. tôi đã từng luôn nói như vậy với cậu, nhung năm đỏ cậu còn trẻ, chua hiếu biết mọi chuyện nên đã bỏ rơi cô ấy. Tôi đã thay cậu chăm sóc cô ấy suốt hai năm, yên tấm đi, tôi chưa hề đụng tới cô ấy dù chỉ một sợi tóc. Tôi luôn yêu thương và chăm sóc cô ấy như một người anh trai. Cô ấy vẫn là của cậu, con người là của cậu, tâm hôn cũng là của cậu. Bây giờ tôi đi đây, tôi đem cô ấy trong trăng nhu ban đẩu trả lại cho cậu! Hy vọng cậu sẽ trân trọng. Cô ấy là một người vợ hiếm có đấy. Sau khi quen biết cậu, những nỗi đau khổ mà cô ấy gặp phải cũng nhiều rồi, gia đình cũng đã xảy ra nhiều biến cố lớn, nhưng vẫn ở bên cạnh chăm sóc chu đáo cho tôi... Ha ha, nếu không phải là trong lòng tôi đã biết, tôi khổng có phúc phận ấy, tôi đã tuyệt đôi không nhường cô ấy lại cho cậu rồi ! Người anh em, cậu đừng tưởng rang anh trai này lương thiện như vậy ! Từ trước đèn giờ, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ muốn chiếm hữu Uyên Nghi. Một người, chỉ cần không muốn, cái gì cũng có thế bỏ qua. Cậu đừng lôi cái đoán mò chó chết của cậu răng kiếp trước Mạt Mạt là người chôn cất cậu ra nữa. Nếu như thật sự có kiếp trước, ai chôn ai, đi đến cuối đời mới có thế biêt được điêu đó. Không có cải gì không bỏ qua được, chỉ có những thứ không thể trở lại mà thôi. Đừng có cố chấp mà níu giữ lấy quá khứ, không chịu buông ra. Coi trọng những người đang ở xung quanh mình mới là điều cẩn thiết yếu nhất. rốt cuộc, không phải chỉ có một mình cậu đang sống, cậu đang sông trong mối quan hệ thân tình huyêt thông, sống trong xã hội, còn có bố mẹ, còn có trách nhiệm, nghĩa vụ. Từ trước đến giờ, tôi chưa từng cầu xin ai. Hôm nay, lần đầu tiên tôi mở miệng cầu xin cậu: Cậu nhất định phải chăm sóc tốt cho Uyên Nghi, nhất định! Nếu ngay cả việc này, cậu cũng không giúp được, tôi ở trên trời cao nhất định không buông tha cho cậu đâu! Nhất quyết không nhận cậu là anh em nữa! Dài dòng rồi, không nói n ữa, viết cũng mệt rồi! Đợi cậu đến chúng ta tiếp tục uống rượu! Ký tên: Đại T Đọc được dòng đầu tiên, toàn thân tôi đã run lên cầm cập. cố gắng kiềm chế bản thân, đọc qua một lượt hết bức thư, tôi lạc cả giọng hỏi Uyển Nghi: "Đại T đâu?". "Anh ấy...Uyển Nghi đã khóc đến nỗi không nói được thành tiếng, "anh ấy... đi rồi...". Tôi ngồi phịch xuống dưới đất, không dám tin vào tai mình nữa. Rõ ràng cậu ấy là một người khỏe mạnh, thậm chí còn khỏe mạnh hơn tồi! Sao lại có thể ra đi đột ngột khi tuổi còn rất trẻ như vậy? Trước khi ra đi còn có thể viết thư cho tồi, để lại di chúc! Lẽ nào Đại T và Uyển Nghi câu kết với nhau để trêu đùa tôi? "Anh không tin." Nghĩ đến việc trước đây, Đại T thường rất hay bày trò, tôi càng cảm thấy bọn họ đang lừa tôi. "Việc như thế này, em có thể nói năng lung tung được sao?" Hai dòng nước mát của Uyển Nghi như hai dòng thác nhỏ, chảy mãi không ngừng. "Cậu ấy ra đi như thế nào?", tôi hỏi. "Bị bệnh. Mới an táng tuần trước." "Bệnh gì?" Tôi bắt đầu cảm thấy tin vào thông tin ày, giọng nói nghẹn lại. "AIDS!" Giọng của Uyển Nghi nhẹ như ruồi nhưng tôi vẫn nghe được một cách rõ ràng những chữ ấy. "Cái gì?!" Tôi chỉ cảm thấy trời đất tối sầm lại. "Năm thứ hai sau khi đi làm trai bao, anh ấy đã kiểm tra và nhận được kết quả dương tính với căn bệnh ấy. Mầm ủ bệnh trong vài năm, mấy ngày trước bắt đầu phát tác... Đi rồi." Ngay lập tức, đầu óc tồi trở nên trống rỗng, tôi đọc đi đọc lại bức thư của Đai T thêm vài lần nữa, đọc từ đầu đến cuối, tôi vẫn không thể tin rằng, một người đàn ông vốn khỏe mạnh khí thế như vậy lại có thể nói đi là đi luôn được! Tồi còn tưởng tượng ra giọng nói của Đại T, dẹp bỏ mọi phiền muộn để viết bức thư này. Một người, khi sắp sửa ra đi, vẫn có thể tự nhiên khoáng đạt giao việc lại cho người ở lại như vậy, cậu ấy đã phải tự mình kìm nén không biết bao nhiêu đau khổ? Còn cậu ấy, khi đã sớm biết mình mắc bệnh, dù yêu Uyển Nghi, nhưng cũng chỉ dám lặng lẽ quan tâm tới cô ấy, tận mát chứng kiến tồi vồ tình bạc nghĩa làm tổn thương cho người cậu ấy yêu, cậu ấy cũng đành khoanh tay bất lực. "Sao em không nói sớm cho anh biết?", tôi đỏ hoe mắt hỏi Uyên Nghi. "Đại T không cho em nói. Anh ấy nói muốn giữ lại chút tôn nghiêm cuối cùng! Còn nữa... căn bệnh đó... ai cũng sợ bị lây nhiễm..." Uyển Nghi quỳ gối xuống sàn nhà, đau khổ nức nở. Đại T là một anh hùng, một nam tử hán đại trượng phu mà tôi hằng kính trọng, rất cương trực, rất mạnh mẽ. Tôi luôn biết điều đó, từ khi cậu ấy đột nhập vào khu ký túc xá nữ, tôi đã biết điều đó... Đôi vai cậu ấy, đã phải chịu tất cả mọi áp lực. Nam nữ tình trường có là gì? Công việc chức tước không như ý có là gì? Người tôi yêu lại không yêu tôi có là gì đâu? Sức nặng của sự chết chóc, cậu ấy còn có thể gánh vác được... Đại T là một anh hùng. Uyển Nghi khóc lóc rất thảm thiết, nhớ lại lời căn dặn, thỉnh cầu cuối cùng của Đại T là tôi phải chăm sóc cho cồ ấy, tôi bước lên phía trước an ủi, vỗ vỗ lên lưng cô ấy. Uyên Nghi bỗng nhiên sà vào lòng tôi, càng khóc lóc thảm thiết hơn. "Khóc đi, khóc ra được cũng tốt, những năm tháng vừa qua, em cũng đã phải chịu quá nhiều đau khổ rồi." Tôi nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc óng mượt của cồ ấy, sau một đêm, Uyển Nghi cũng chỉ là một đứa trẻ bất hạnh. Mẹ mất đi rồi, bố thì cuối đời phải chịu cảnh tù tội, dường như tất cả những người yêu thương cồ ấy, đều bỏ cô ấy mà đi... Uyển Nghi không còn là đại tiểu thư có thể hồ phong hoán vũ nữa rồi. Mẹ tôi nghe thấy tiếng khóc, đẩy cửa xông vào. "Có chuyện gì vậy?" Vừa thấy cảnh hai chúng tôi đang Ồm nhau, bà lại tự làm ra vẻ thông minh rồi đi ra. Bà vừa đi vừa nói: "Mẹ chưa nhìn thấy gì cả, hai đứa cứ tiếp tục..." Uyển Nghi bị hành động có phần khoa trương của mẹ làm cho ngượng ngùng, chợt bừng tỉnh lại, ngồi thẳng người lên lau nước mắt. Tôi hít một hơi dài rồi lại thở ra một hơi dài, xoa xoa đầu côy, nói tất cả rồi cưng sẽ tốt đẹp thoi. Tất cả rồi cũng sẽ tốt đẹp thôi, những ngày tháng uống rượu rồi đánh nhau lúc đêm khuya, những nghĩa khí cắt máu ăn thề kết tình anh em, những tháng ngày đồng cam cộng khổi khó khăn, đều không thể trôi đi mất, không thể vì có ai đó ra đi mà tự nhiên nhạt nhòa được. Chương 45: Bình bình an an Uyển Nghi thường xuyên được mẹ tôi mời đến nhà ăn cơm. Mặc dù hai người đã trở nên thân thiết như mẹ đẻ và con gái nhưng lần nào đến chơi, cồ ấy cũng mang theo một túi quà. Mẹ thường phàn nàn về điều đó. Uyển Nghi vẫn gọi mẹ tồi là mẹ, cồ ấy thật sự giống như người con thứ ba trong nhà tôi. Quan hệ giữa tôi và Uyển Nghi, thường là do mẹ tự tưởng tượng ra, thậm chí mẹ còn cảm thấy chúng tôi có thể đi đăng ký kết hôn được rồi nữa. Đại T không dặn tôi chăm sóc chu đáo cho Uyển Nghi, tôi cũng sẽ đối tốt với cô ấy, huống hồ đó lại là ước nguyện gửi gắm duy nhất của người anhem tốt nhất của tôi. Tồi đối với Uyển Nghi, tốt thì rất tốt nhưng quan hệ giữa hai chúng tôi vẫn có một khoảng cách nhất định không nói rõ được. Uyển Nghi cũng hiểu rõ điều đó, cô ấy không nói ra nhưng đã tự coi mình là tri kỷ, là người thân của tôi. Tôi dường như vẫn đang chờ đợi một điều gì đó... Uyển Nghi cũng biết rất rõ. Cô ấy và tôi lúc nào cũng rất hiểu nhau. Vậy là tôi không nhác đến, cô ấy cũng không nhắc đến. Nhìn bên ngoài chúng tôi rất thân mật, gần gũi nhưng chưa hề đạt được mức độ nhịp nhàng ăn khớp như những đôi tình nhân được. Một ngày cuối tuần, khi mẹ tôi đang chuẩn bị gọi điện thoại cho Uyển Nghi mời cô ấy tới nhà ăn cơm thì tiếng chuông cửa vang lên. Mẹ chạy ra mở cửa, sau đó là tiếng kêu kinh ngạc của mẹ vọng vào trong nhà. Tôi và bố chạy ngay ra xem, bên ngoài cửa có hai đứa trẻ giống nhau như đúc, một nam một nữ, bé gái tết tóc đuôi sam, chừng khoảng trên đước một tuổi, hồng hào khoe mạnh, đang giơ đôi bàn tay nhỏ bé, hướng ra ngoài gọi mẹ. Nhìn theo ánh mắt của chúng, mẹ tôi thấy một bóng người nhanh chóng biến mất trong thang máy. "Đó là Mạt Mạt!", mẹ tôi thất thanh kêu lên. Tôi vội vã chạy đuổi theo, trống ngực đập liên hồi, máu nóng bốc lên rát mặt. Đuổi theo đến cổng khu nhà ở, tôi vẫn có thể nhìn thấy một bóng người mặc đồ trắng, hết sức quen thuộc, có phần đẫy đà hơn. "Mạt Mạt!", tôi gào lên, lo lắng hồi hộp đến độ lạc cả giọng. Cô ấy thấy có người đuổi theo kịp, không quay đầu lại, hốt hoảng chạy lao ra đường phố. Đúng vào dịp cuối tuần, người đi lại trên phố rất đông. Khi tôi đuổi được đến nơi, cái bóng áo trắng đó đã sớm biến mất trong biến người mênh mông đó rồi. Tôi biết, nếu cồ ấy đã cố ý né tránh tồi, tôi sẽ không thể nào tìm được cô ấy. Nhưng tồi vẫn như một người đang lên cơn điên loạn, vẫn bất chấp tất cả len lỏi trong dòng người đông đúc đó gào thét tên của cồ ấy... Mạt Mạt.! Cuối cùng, tôi đành tay không trở về nhà. Về đến nhà, tôi đã thấy bố và mẹ, mỗi người Ồm một đứa trẻ, đang ngồi trên sofa, trước mặt chúng là bao nhiêu đồ ăn. Mẹ tôi xúc động đến nỗi miệng lưỡi tê cứng lại, mẹ đeo cặp kính lão quan sát thật kỹ cả hai đứa bé, miệng không ngớt lẩm bẩm: "Giống! Quá giống! Hệt như là phiên bản của Thần Thần lúc còn nhỏ vậy!". Người bố uy nghiêm của tôi lúc ấy cũng nhuận hồng sắc mặt, Ồm đứa bé trong lòng, bật cười khoan khoái: "Đúng là người của dòng họ Công Trị nhà ta rồi!". Thấy tôi quay về, mẹ mới ngẩng đầu hét lên với tôi: "Thằng ranh này, lại đây mà xem! Con của anh con! Con của anh con đấy! Đáng yêu quá! Mau lại đây mà xem!". Hai đứa bé không nhìn thấy mẹ của mình, mặt mũi giàn giụa nước mắt. Bé gái vừa kinh ngạc vừa hoảng sợ, há chiếc miệng đã mọc được hai cái răng cửa ra khóc không thành tiếng. Bé trai nhìn tồi bằng một đồi mắt lạ lẫm: "Mẹ! Muốn mẹ!". Cặp đồng tử tinh nhanh đó, rõ ràng là được thừa hưởng từ Mạt Mạt rồi. Lúc này, mẹ mới chợt nhớ ra, hỏi tồi: "Mạt Mạt đâu?". "Đi rồi". Tôi nói ngắn gọn, trong lòng vô ...bạn đang đọc truyện tại KenhTruyen.Pro chúc các bạn vui vẻ...cùng đau khố. Mẹ sững người lại một chút, rồi lại chuyển ánh nhìn sang hai đứa trẻ, vẻ mặt rạng rỡ, dỗ dành không ngớt. Mẹ tìm thấy trong túi đứa bé trai một mảnh giấy, trên đó ghi rõ ngày tháng năm sinh của chúng, bé gái là chị, bé trai là em, ra đời cách nhau mười phút. Còn ghi rõ hai đứa bé mới cai sữa mẹ, đồng thời ghi cả tính cách, thói quen của từng đứa một. "Hóa ra là mới cai sữa mẹ! Hai cháu nội của bà, ăn sữa mẹ đến tận khi một tuổi cơ đấy! Thảo nào đứa nấy mũm mĩm quá!" Mẹ nâng khuôn mặt chúng lên, hôn mỗi đứa một cái. Mẹ tiện tay đặt tờ giấy lên mặt bàn uống nước. Tôi lại lặng lẽ cầm nó lên, đó không phải chỉ là một mảnh giấy, đó là một tấm lòng người mẹ vĩ đại của Mạt Mạt. Lần đi thăm anh trai sau đó, tôi mang theo tấm ảnh của hai đứa trẻ, áp vào cửa kính cho anh xem. Anh trai áp mặt mình vào tấm ảnh, cọ đi cọ lại mãi không thôi. Anh lặng lẽ không nói gì, nước mắt giàn giụa. "Anh, bọn trẻ giống anh, cũng rất giống chị dâu." Tôi cố gắng kìm nén đau thương, cố gắng cất giọng vui vẻ. "Ờ... còn Mạt Mạt đâu?", anh ngẩng đầu lên hỏi. "Ở nhà trông bọn trẻ", tôi bình tĩnh nói. "Đợi bọn trẻ lớn rồi, sẽ đưa chúng tới thăm anh." "Ừm!" Đôi mát anh sáng lên, lại hướng ánh nhìn vào tâm ảnh, dịu dàng, cẩn thận đưa tay lên vuốt ve, lưu luyến không muốn buông tay ra. Tôi khe khẽ lau giọt lệ nơi khóe mắt, không dám nói với anh sự thật. Thực ra, hai ngày sau khi Mạt Mạt mang bọn trẻ đến trước nhà tôi, trên mục tin tức của thành phố có phát đi một thong tin, một cồ gái trẻ đến tự sát trước một ngồi mộ. Trong hình ảnh thoáng qua một cách ngắn ngủi trên màn ảnh truyền hình, tôi nhìn thấy xác của nạn nhân, mặc chiếc áo sơ mi trắng, còn tấm bia trước mặt cô ấy có ghi dòng chữ "Phần mộ của người mẹ kính yêu Ngải Linh Linh." Hai mắt mẹ tôi đã giàn giụa nước mắt, bà ôm hai đứa trẻ ngây thơ còn chưa hiểu chuyện gì vào lòng, tự lẩm bẩm một mình: "Sao lại phải chọn cách như thế cơ chứ!". Sao lại phải chọn cách như thế? Mẹ không hiểu được, người đời cũng không nhận ra được... Cô gái đó, trẻ trung xinh đẹp, hoạt bát yêu kiều, sao lại nông nổi tìm đến cái chết... Cô ấy đang chuộc tội đấy mà! Cô ấy đã không thế căm hận hung thủ đã giết hại mẹ mình, cô ấy còn giúp hung thủ có được người nối dõi, cô ấy sao có thể coi là đã tận hiếu được. Vậy là cô ấy tự kết thúc cuộc đời mình trước mộ của mẹ, để cúng tế cho vong linh của mẹ. Tôi không nói gì cả, bước về phòng của mình, khóa chặt cửa lại, vùi sâu mặt vào trong đống chăn, đau khố khóc không thành tiếng. Tôi đã từng thề rằng sẽ bảo vệ cô ấy suốt đời... Tôi là kẻ vong ân bội tín, là kẻ nói lời mà không biết giữ lời. Tôi đã quen với việc chịu đau khổ, quen với việc phải chờ đợi, quen với việc phải mong nhớ, nhưng mãi mãi tôi không thể quen được với việc cô ấy đã ra đi. Việc duy nhất mà tôi có thể làm được, đó là trong đêm tối tĩnh lặng, nhớ đến cô ấy mà không biết phải làm như thế nào. Mạt Mạt, Mạt Mạt của tôi... Hai đứa con của Mạt Mạt, quả nhiên đã được đặt tên như mong muốn của mẹ tồi, bé trai có tên là Công Trị Bình, bé gái có tên là Công Trị An. Chỉ cần hai đứa bình an, đó chính là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi rồi. An An đặc biệt thong mình, từ nhỏ đã tỏ ra rất có năng khiếu âm nhạc. Một hôm, tôi nghe từ chiếc miệng xinh xắn của cồ bé ngân nga một khúc hát nào đó, nghe kỹ một chút, chính là khúc hát mà Mạt Mạt vẫn thường hay hát. Dù rằng nó đứt đoạn, không liền mạch nhưng vẫn có thể lờ mờ nghe rõ từng đoạn một. Tôi không kiềm chế được, lại ngồi ngây ra thất thần. Tônhớ lại những năm trước đây, khi Mạt Mạt còn là một thiếu nữ, trong căn phòng nhỏ bé, đầy ắp ánh mặt trời xuyên qua lớèm cửa màu xanh lam đó, cô ấy đã dịu dàng khe khẽ hát: Nếu kiếp sau có quyền lựa chọn. Em muốn làm một đám mây xinh. Bởi nghe nói đám mây không có tình yêu. Chỉ vô tình được sinh ra trong buổi sớm mai. Rồi sau đó lại nhanh chóng tan đi. Nếu em là đám mây trắng bồng bềnh nơi chân trời lúa. Anh có đem tình yêu của mình Ban cho em dù chỉ là một lát Để trước Phật, em thành kính nguyện cầu, phù hộ cho anh suốt năm trăm năm. Rồi sau đó, em sẽ lặng lẽ rời xa... Mỗi lần nhìn bọn trẻ, thi thoảng chúng lại có những hành động trông thật giống Mạt Mạt, tôi lại không cầm lòng được, lại rơi vào nỗi mong nhớ Mạt Mạt, buồn đau vô hạn. Tôi đã chôn cất Mạt Mạt cạnh nơi mẹ cồ ấy yên nghỉ, tôi cũng thường xuyên dẫn bọn trẻ đến thăm cô ấy. Hai đứa trẻ vẫn chưa hiểu gì, vô tư trong sáng, bảo bọn trẻ nhổ cỏ xung quanh mộ, chúng liền hăng hái giơ những cánh tay mũm mĩm ra, chăm chỉ, nhiệt tình nhổ cỏ. Tôi nói với Mạt Mạt: "Bọn trẻ đều rất ngoan, cả nhà anh đều rất biết ơn em, em mãi mãi là một thành viên trong gia đình anh. Em là một cồ gái tốt, Mạt Mạt!", dừng lại một chút, tôi dùng một giọng thì thầm nhỏ đến nỗi chỉ một mình tôi nghe thấy, "Anh nhớ em nhiều lắm!". Phải có biết bao kiên cường, tôi mới dám nhớ mãi không quên. Trong nhà có thêm hai đứa trẻ hoạt bát, hiếu động, bố mẹ tôi nhanh chóng bước ra khỏi nỗi đau buồn từ khi anh trai vào trại giam. Toàn bộ sức lực, tâm trí của hai người đều dồn cho hai đứa cháu. Họ cả ngày đều nói cười vui vẻ, đi đâu cũng bế chúng trên tay, không nỡ đặt xuống. Uyển Nghi cũng rất quý mến bọn trẻ, cô ấy thường véo má bọn trẻ, nói rằng trông thật xinh xắn biết bao, Uyển Nghi nói với Bình Bình, An An: Ai gọi dì trước, dì sẽ bế người ấy." Hai đứa trẻ liền tranh, nhau gọi dì khiến Uyển Nghi vui đến quên cả về, Mẹ tồi ở bên cạnh cũng rất tự hào, tự tán dương mình: "Những đứa trẻ do mẹ nuôi, đứa nào miệng lưỡi cũng ngọt cả." Tôi không nhịn được, lại chế giễu mẹ vài câu. Rất nhiều lần, tiếng cười vui vẻ đã vang ra từ cửa sổ của nhà tôi, có thể truyền đi rất xa. Mạt Mạt vốn là em gái của Uyển Nghi, con của Mạt Mạt gọi Uyên Nghi là dì. Chúng tôi quả nhiên là người một nhà. Mẹ nói với tôi và Uyển Nghi: "Hai đứa mau chóng bàn chuyện hôn sự đi, để tình thân càng thêm thân!". Tôi nhìn Uyển Nghi, cô ấy đang cúi xuống đùa giớn với An an, giả vờ không nghe thấy , nhưng khuôn mạt xinh xắn đã ửng đỏ từ lúc nào. Chương 46: Lấy tên của chân trời Một ngày sau đó vài tháng , tôi mời một mình Uyển Nghi đi ăn cơm. Tôi có thể nhận thấy một cách rõ ràng, ngày hôm đó cô ấy trang điểm rất kỹ, đã kẻ lông mày, đánh son, vô cùng xinh đẹp. Chúng tôi cùng nhau ôn lại những chuyện đã xảy ra trong vào năm trở lại đây, thẫn thờ như trong giấc mộng. Uyển Nghi ăn từng miếng bánh ga tô nhỏ, tôi bỗng nhiên nói một câu: "Ăn cơm xong, chúng ta đi thăm bố của em nhé". Uyển Nghi ngạc nhiên nhìn tôi, không nói gì cả, chỉ chầm chậm gật đầu. Bố của Uyển Nghi, năm xưa còn là Viện trưởng Tòa án nhân dân tới cao của thành phố, một người miệng hét ra lửa, thế lực rầm rộ, bây giờ chỉ còn là một người già bị giam giữ trong bốn bức tường cao, đã mất đi tự do, mất đi mọi quyền lợi. Thứ duy nhất mà bây giờ ông có được, chỉ là cô con gái Uyển Nghi này. Sức khỏe của bố Uyển Nghi vẫn có thể được coi là rất tốt, không khó để nhận ra vẻ tinh nhanh, uy nghiêm nói một là một, hai là hai của ngày xưa. Chỉ có điều, khuôn mặt ông giờ đây đã có phần tiêu tụy. Thây con gái đến thăm, ông lộ rõ vẻ vui mừng không xiêt. Ông là kẻ thù lớn nhất của gia đình tôi, nhưng đứng trước một người gài đã cô đơn, không còn quyền lực oai nghiêm như trước kia, tôi lại không hề có một cảm giác thù hận nào cả. Tước bỏ hết mọi quyền lực, ông cũng có thể mang lại một khuôn mặt nhân từ và gần gũi. Khi biết tôi là em trai của Cồng Trị Thần, ồng có vẻ tất ân hận, nhưng cưng không nói gì nhiều. Một lát sau, ông lạnh lùng mở miệng hỏi tôi: "Cô gái đó...bây giờ có khỏe không?". "Ai cơ ạ?" Tôi nhất thời không kịp phản ứng. "Cô ấy đã đến thăm bố. Nhưng bố lại không nhớ nổi tên của con bé." Ông nói tiếp, ánh mắt nhìn lên trên, dường như đang cố nhớ lai. "Bố, bố muốn nói tới...Ngải Mạt?" Rốt cuộc thì Uyển Nghi có vẻ tương đối hiểu bố. "Con bé lấy họ của mẹ nó đấy..." ông khe khẽ lầm bầm, "lẽ ra nó phải mang họ Trần". Hóa ra,Mạt Mạt cũng đã đến thăm ông! "Con bé nói cảm ơn bố vì trước đây, mỗi tháng đều gửi cho nó hai vạn đồng... ha ha, kiêu ngạo y hệt mẹ của no, cảm ơn cái gì chứ? Đó vốn là trách nhiệm của bố mà... Chắc trong lòng nó rất hận bố, từ lúc vào thăm đến khi về, nó không gọi một tiếng bố. Tội đồ..." Bố Uyển Nghi nói, lộ rõ ánh mắt đau khổ. Uyển Nghi không nỡ để bố phải đau lòng, nhẹ nhàng an ủi: "Cô ấy đã sinh con rồi, là một cặp song sinh, bây giờ bọn trẻ đã hơn một tuổi rồi. Bố, bố được lên chức ông ngoại rồi đấy". "Thật không?" Khuôn mặt ông hiện rõ một bông cúc nở muộn. "Vâng, đợi bọn trẻ lớn một chút, chúng con sẽ đưa bọn trẻ tới thăm bố". Ông gật đầu đày vẻ mong đợi. Trước khi ra về, ông bỗng nói với tồi bằng một giọng rất nghiêm túc: "Anh bạn trẻ, tôi giao Uyển Nghi cho cậu đấy, cậu phải đối tốt với nó. Con gái tôi không hư hỏng đâu". Tôi trịnh trọng hứa nhất định sẽ làm vậy. Khi đi ra ngoài đường, được hít thở bầu không khí torng lành tươi mới, tôi bỗng cảm thấy tự do thật tuyệt vời, cuộc sống thật là tươi đẹp. Phải rất lâu sau, Uyển Nghi mới hết ủ ê rầu rĩ, cô ấy cúi đầu hỏi tôi: "Cả nhà anh chắc hận bố em lắm phải không. Vậy sao hôm nay anh lại tới thăm bố em?". Tôi cười, nói: "Nhạc phụ đại nhân thi phải đi thăm chứ. Ai bảo anh chọn con gái ông nào”. Uyển Nghi xấu hổ đỏ ủng cả mặt, điệu bộ vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, ngượng ngùng nhón chân chạy về phía trước. Tôi chỉ mất hai, ba thước dài là có thể đuổi kịp cô ấy, nhưng tôi lại phát hiện ra cô ấy đang khóc. "Sao vậy?", tôi hỏi. "Xin anh đừng giả vờ đối xử tốt với em!", Uyển Nghi nhìn tôi bằng đôi mắt rưng rưng nước mắt, "Em rất ngốc, em sẽ tin thật đấy". Tôi nhớ lại, khi tôi và Uyển Nghi còn ở bên nhau, cô ấy đã từng nói một câu như thế này: "Cho nên em yêu anh, không có bất kỳ "bởi vì, nhưng mà, tại sao" nào cả". Trái tim trào dâng từng đạt sóng thương cảm, tôi nắm tay cô ấy, lòng bàn tay cô ấy ấm áp, mềm mại, một cảm giác quen thuộc mỗi lần chạm phải. Tôi cười: "Anh cũng đang rất nghiêm túc đấy chứ!". Uyển Nghi chỉ sững người lại, cũng không vẫy vùng, ngoan ngoãn nghe theo sự dẫn dắt của tôi. "Anh đã quên được Mạt Mạt rồi sao?", cô ấy cẩn thận dò hỏi. Hay lỡ lời nhưng vẫn không biêt mình sai là tật xấu của cô ây từ xưa, đến giờ vẫn chưa sửa được. Tôi không nói gì, chỉ nhìn về phía tòa bảo tháp đang đứng sừng sững phía xa xa rồi cười. Yêu ngắn ngủi như vậy, nhưng quên sao lại dài đến thế. Tôi đem chiêc nhẫn mà mẹ muôn tặng cho con dâu lồng vào ngón tay áp út thon dài của cô ấy. Sau đó, chúng tôi hò hẹn giống như thời còn là sinh viên, lại đi dọc theo những con đường mà không hề có mục đích, mãi đến khi ánh đèn đường sáng lên, mãi đến khi những ngôi sao xuất hiện, mãi tới khi ánh trăng treo lơ lửng trên bầu trời cao kia, chứng tôi kiếm tìm nơi tận cùng của đời người, đến nơi chân trời góc bể, lang thang. "Phía cuối con đường này là nơi đâu nhỉ?" Uyển Nghi hỏi. "Anh vẫn có cảm giác đó là Tây Tạng", tôi nói. "Anh còn nhớ bài hát đó không?" Đôi mắt Uyển Nghi bỗng sáng lấp lánh, còn sáng hơn cả những ngôi sao. "Đương nhiên." Sau đó, chúng tôi cùng nhau cất tiếng hát: Nhìn kìa, nụ cười trên khuôn mặt anh sao mà rạng rỡ vậy, Lòng đầy tự tin chuẩn bị xuất hành! Em đã sẵn sàng, em đang đợi xuất phát, Dùng tất cả sức mạnh mà em có được. Vũ trụ này rốt cuộc lớn như thế nào, không ai biết được điều đó. Ôi, em chỉ muốn được cùng anh xông pha! Đã có hàng triệu, hàng triệu vì sao làm bạn, Em không hề cảm thấy sợ hãi. Chúng ta đều là những kẻ mạo hiểm. Chỉ có một suy nghĩ duy nhất, tay nắm chặt tay tạo sức mạnh vô biên. Mộng tưởng cũng khơi nguồn từ đó. Nếu không trèo qua được đỉnh núi cao. Vậy hãy cùng học cách bay lượn. Cuộc sống là như vậy. Dù khó khăn cũng phải quyết một phen! Bởi vì đã có thời gian gần gũi bên nhau, bởi vì đã quá hiểu nhau. Chỉ cần một sự mở đầu nhẹ nhàng, chúng tôi đều biết bước tiếp theo phải đi về đâu. Chuyến đi cho tuần trăng mặt của tôi và Uyển Nghi, chúng tôi chọn Tây Tạng. Ở mảnh đất thiêng liêng và trong sạch. Đó nhận sự rửa tội của núi tuyết, đón nhận sự nghiệm chứng của hổ thần, đón nhận lời chúc phúc của thảo nguyên bao la. Lời thề được cất lên nơi chân trời, từ nay về sau, tôi chỉ nắm tay em. Hai mươi năm sau. Do biểu hiện cải tạo tích cực, anh trai được giảm án, cuối cùng cũng được bước ra khỏi bốn bức tường cao vời vợi đó. Bình Bình và An An đã học năm thứ hai đại học, chúng tôi cũng có con riêng của mình. Năm ngoái, bố tôi mắc bệnh qua đời, để lại một mình mẹ già với mái đầu đã bạc phơ theo năm tháng. Anh nắm chặt tay tôi, câu nói đầu tiên của anh là: "Cô ấy được chồn ở đâu? Hãy đưa anh đi thăm cô ấy". Anh mắt đau thương của anh, bất lực nhưng cương quyết. Không ai nói với anh rằng Mạt Mạt đã ra đi, cũng không ai chủ động nhắc tới Mạt Mạt. Nhưng một người thông minh như anh trai, chắc cũng đã sớm đóan ra sự việc. Trước phần mộ của Mạt Mạt, đồi tay đầy vết thương tích của anh trai, cứ vuốt ve mãi tấm bia mộ lạnh giá. sắc mặt dịu dàng, nhẹ nhàng dường như đang chạm vào khuôn mặt mãi mãi tươi trẻ, sinh động của Mạt Mạt vậy. Anh trai mân mê dòng chữ: "Mộ của dâu trưởng Mạt Mạt", khe khẽ lẩm bẩm: "Anh phải xây lại mộ cho cô bé ngốc nghếch này, phải tận tay chôn cất cô ấy, viết lên dòng chữ "Mộ của vợ yêuNgải Mạt". Nghe nói những người tự tay chôn cất cho nhau, kiếp sau có thể trở thành vợ chồng. Kiếp này không được ở bên cô ấy đến trọn đời, còn có kiếp sau nữa". Hai bên sườn núi bỗng nổi gió, từng cơn gió mát lành, khẽ thổi bay vạt áo của anh trai, thổi tưng mái tóc đã sớm nhuộm bạc của anh, trơn mềm như lụa, tinh tế và tỉ mỉ như dòng nước... Giống như một ai đó, đã vô cùng dịu dàng, ân cần, thân mật, gần gũi khi vương vấn, quấn quýt với anh. Cổ họng của anh trai khe khẽ động đậy, nhất định là anh đang khe khẽ nói điều gì đó với vợ của mình, người bên cạnh đều không thể nghe thấy, cũng không thể làm phiền được. Mối tình vô song đó, tựa như đã cách một đời. Lúc đó, dường như có một tiếng hát dịu dàng, uyển chuyển của một người con gái vọng lại từ một nơi rất xa xăm. Người con gái đó có một đồi mát tinh nhanh, có đồi má lúm đồng tiền duyên dáng. Từ nghìn thu vội vã trở về, phúng viếng mối tình rối rắm trắc trở của cô ấy. Nếu kiếp sau có quyền lựa chọn. Em muốn làm một đám mây xinh. Bởi nghe nói đám mây không có tình yêu. Vô tình được sinh ra trong buổi sớm mai. Nếu em là đám mây trăng bông bênh nơi chân trời lúa. Anh có đem tình yêu của mình. Ban cho em dù chỉ là một chút.. Để trước Phật, em thành kính nguyện cầu phù hộ cho anh suốt năm trăm năm. Rồi sau đó, em sẽ lặng lẽ rời xa... Sau đó tôi lặng lẽ rời đi. Để anh trai được ở lại một mình, giữa núi xanh và làn sương mù nhè nhẹ, kề tai sát má bên người vợ hiền yêu dấu.

Kiếp Trước Em Đã Chôn Cất Cho Anh ( Phần 9 )

luật. Cho dù anh trai tôi có là hung thủ giết người, cưỡng hiếp con gái đi chăng nữa, trong lòng tồi, anh ấy vẫn không phải là phạm nhân, anh mấy mãi mãi là người anh trai lương thiện nhất, khoan dung độ lượng nhất. Tôi và cả họ hàng nhà tôi trong thời gian đó chỉ biết rằng, anh trai tôi đã lên Bắc Kinh hoc đai hoc. Tôi vân cứ cho răng, người anh trai của mình đã lập nghiệp
vững chắc tại thủ đồ của cả nước, tồi cho rằng anh ấy đã được mởrộng tiền đồ trong khu vườn thanh xuân của Đại học Bắc Kinh, đãchạy thi về phía mặt trời và nhất định sẽ chạy được đến trước mặttrời... Tôi không thể nào ngờ rằng, tuổi thanh xuân của anh trai tôilại u ám và ủ dột như vậy. Tôi bây giờ mới hiểu được rằng, tại saomấy năm sau khi anh trai đi, mỗi lần nhắc đến anh, mẹ lại đau lòngnhư vậy. Hóa ra, mẹ đã biết được rằng, con trai mình đang phảilang thang lẩn trốn sự trừng phạt của pháp luật. Có thể tưởng tượngra cảnh người mẹ yếu đuối của tồi, đã có bao đêm quay mặt đi launước mắt. So với những nỗi khổ mà tồi phải chịu đựng, những nồi đau khổ của tồi như "thành tích thi cử thụt lùi, thất tình uống rượu say khướt" đó thật đáng buồn cười, thật quá ấu trĩ. Tồi hỏi anh, sao anh không sớm nói chotồi biết những chuyện đó, tồi cũng có thể gánh vác với anh một phần. Anh trai lắc đầu cười đau khổ: "Lúc đó em còn nhỏ, những việc liên quan tới sinh mệnh, ngoài bố mẹ ra, anh không dám nói cho ai biết cả". "Vậy sao hôm nay anh lại nói ra?" Anh trai nghĩ một lúc rồi nói: "Dù sao anh cũng đã tê dại với cuộc sống rồi mà". "Anh, em sẽ không nói cho bất kì người nào khác!" Tồi vội vàng thề thốt. Anh trai nói: "Nếu anh không tin em, anh sẽ không nói cho em biết". Tồi ôm lấy bờ vai của anh, muốn dồn hết tâm sức để giúp đỡ người thân yêu nhất của mình. Nhưng ngoài việc Ồm chặt lấy bờ vai của anh ra, tồi chẳng làm được việc gì cả. Anh trai yên lặng một hồi lâu rồi mới từ tốn nói tiếp: "Sống chung với Mạt Mạt, càng hạnh phúc, anh càng cảm thấy bất ổn. Anh giống như một tên trộm, ăn trộm càng nhiều tiền, trong lòng càng cảm thấy lo sợ. Hưởng thụ hạnh phúc vụng trộm như vậy được khoảng hai tháng, cuối cùng, một hôm, anh nhận được điện thoại của một người bạn, nói rằng một tên trong băng nhóm xã hội đen đó đã bị cảnh sát bắt được. Để lấy công chuộc tội, có khả năng tên đó sẽkhai toàn bộ những điều mà hắn biết được. Người bạn đó bảo anh phải lập tức bỏ trốn ngay trong đêm hôm đó. Anh hoảng sợ rụng rời cả chân tay. An biết mình bắt buộc phải ra đi rồi, nhưng còn Mạt Mạt, phải làm sao đây? Nghĩ trước nghĩ sau, giằng xé một cách đau khổ, cuối cùng, anh vẫn quyết định không đem theo Mạt Mạt. Từ đó về sau, anh bắt đầu phải bước vào con đường lưu vong trốn chạy, sao có thể đem theo một cô gái yếu ớt để cùng chịu khổ với mình được? Cho dù cô ấy tiếp tục phải cô đơn bán hoa dạo ngoài đường phố, vẫn còn hơn phải đi theo anh chịu khổ sở. Vậy là anh bắt đâu nói dối cồ ây, lúc thì nói là người nhà bát anh phải về, lúc lại nói là phải quay về với bạn gái cũ, nhưng trước đồi mắt xinh đẹp của cồ ấy, mọi lờinói dốiđều trở nên yếu ớt, bất lực. Cuối cùng, anh đành phải hèn kém nói một câu, "Xin lỗi, anh thật sự phải ra đi rồi." Lúc đó, cô ấy mới chỉ mười lăm tuổi, trước mọi biến cố lại tỏ ra trấn tĩnh như một người tưởng thành. Cồ ấy bình thản thu dọn hành lý, không hỏi nhiều, cũng không nói nhiều, sau đó cồ ấy bỏ đimột cách vô cùng kiên quyết. Sau khi Mạt Mạt đi rồi, anh giam mình trong phòng, đau khổ khóc không thành tiếng. Sau đó, anh thực sự đã đến Bắc Kinh. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng anh đang ở Bắc Kinh nên anh liền đi Bắc Kinh. Tất cả mọi người đều cho rằng anh là con cưng của trời, mở mày mở mặt khi ở Bắc Kinh. Chỉ có bố mẹ mới biết rằng, anh chỉ đến đó để lánh nạn. Anh đã làm chứng minh thư giả, đăng kí thủ tục tạm trú, làm thuê một số cồng việt vặt để kiếm sống. Mỗi tháng, mẹ đều lặng lẽ gửi cho anh một nghìn đồng. Bố mẹ đã nghỉ hưu rồi, tiền lương hưu cũng chẳng đáng là bao...Anh cảm thấy mình thật bất hiếu, sống như một thứ bỏ đi, thà rằng anh chết đi còn hơn. Tháng ngày khó khăn vất vả, anh cưng đều phải cố gắng chịu đựng. Mẹ nói, đợi vài năm sau, khi sóng gió đã qua đi rồi, có thể quay trở về, mọi thứ đều như chưa từng xảy ra. thực sự là mọi thứ đều chưa từng xảy ra ư? Những người đã chết đi rồi, đều phẫn nộ nhìn anh từ trên trời cao. Những người mặc đồng phục cảnh sát ấy, đều đang theo dõi anh từ phía sau. Thật sự là có thể làm ra vẻ chưa có chuyện gì xảy ra ư? Ngoài người nhà ra, người mà anh lo nghĩ nhất chính là Mạt Mạt. Cồ ấy sống có tốt không? Cồ ấy có phải chịu đói chịu rét không? Có ai bắt nạt cồ ấy không? Anh nhờ bạn bè quay lại căn phòng nơi anh đã thuê ngày trước để tìm cồ ấy, mới biết rằng cơ ấy không hề quay lại đó. Bẵng đi sáu năm, anh lại quay trở về quê hương, sự thay đổi không chỉ ở việc thành phố phát triển nhanh chóng, không chỉ ở mái tóc đã bạc tráng của bố mẹ, mà còn ở rất nhiều thứ khác nữa, ví dụ như tâm trạng của anh. Tâm trạng anh bây giờ đã như dòng nước lũ, có thể đối diện với tất cả mọi thứ, cái gì cần đến rồi cũng sẽ đến... Dù có trốn chạy đến chân trời góc biển thì cũng không thểthoát được. Sinh nhật lần thứ năm mươi này của mẹ, anh trốn về thăm lại những người bạn cũ một chút. Sau khi trở về mới biết rằng, những đứa lưu manh trong đám xã hội đen năm xưa có tham dự vào đám bắt cóc đều đã biến mất một cách đầy bí ẩn, rõ ràng là có kẻ giết người để bịt đầu mối. Cũng may là anh đã cao chạy xa bay, nên mới may mắn lọt lưới. Nhưng anh cũng không thể chủ quan được, tình cảnh của anh hiện nay đang vô cùng nguy hiểm. Anh không ngờ rằng, trong thời gian về thăm nhà ngắn gnủi lần này, anh có thể được gặp lại Mạt Mạt, quả là ồng trời vẫn rủ lòng thương! Mạt Mạt lại có thể mở cửa hàng hoa ngay tại nơi ngày xưa anh thuê phòng trọ. Khi anh phát hiện ra Mạt Mạt, phát hiện ra CÌ6 ấy mở cửa hàng hoa, sống một cách đàng hoàng tử tế, không còn là cồ bé giả vờ cứng rắn như ngày xưa nữa, anh cảm ơn trời Phật, đã không vùi dập đoa hoa đã phải thay đổi số mệnh chỉ vì anh. Lúc đó, Mạt Mạt đang tưới nước cho một cây non mới bị đổ, anh nấp sau bức tường, nhìn bóng dáng xinh đẹp của cồ ấy từ phía sưa, tâm trạng anh phức tạp đến nỗi nước mắt nhạt nhòa. Anh không dám mạo phạm đến gặp cô ấy, anh sợ mình sẽ quấy rồi cuộc sống yên bình của cô ấy. Mấy ngày đó, ngày nào anh cũng đến cửa hàng hoa ngắm nhìn cồ ấy. Anh cứ đứng cạnh đó một con phố để nhìn Mạt Mạt, đau khổ vì nỗi niềm thương nhớ. Chỉ cần được nhìn thấy bóng dáng nhỏ bé, bận rộn của cồ ấy là anh đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Hoặc có những lúc, lợi dụng khi cô ấy không chú ý, anh để lạimột mẫu giấy, hỏi cồ bé bướng bỉnh sống có tốt không mà không cần phải lưu lại tên họ. Một buổi chiều, vì quá say mê ngắm nhìn, anh không cẩn thận nên bị cồ ấy phát hiện ra. cồ ấy dường như chỉ thoáng nhìn là đã nhận ra anh ngay, cồ ấy chạy đến trước mặt anh, không nói gì cả, chỉ Ồm chặt lấy anh. Sau đó, mọi nỗi niềm hạnh phúc và đau khổ của cô ấy trong cuộc đời đều được dồn nén vào trong tiếng khóc. Anh sao có thể kiềm chế nổi, cũng Ồm chầm lấy cô ấy mà khóc. Mạt Mạt nói, cồ ấy biết là anh sẽ trở về vì vậy cô ấy mới mở cửa hàng hoa ở đây, đợi chờ anh. Nơi đây là cầu nói duy nhất giữa anh và cô ấy. Cô ấy đưa anh vào căn phòng nhỏ của mình, bọn anh nhìn nahu không nói. Sáu năm xa cách, cả hai đều thay đổi, duy chỉ có trái tim rừng rực lửa yêu thương dành cho nhau là mãi mãi không thay đổi. Anh Ồm cồ ấy vào lòng, lau nước mắt cho cồ ấy, khuôn mặt anh cũng đang giàn giụa nước mắt. Bọn anh là một cặp tình nhânnương tựa vào nhau để bước qua ranh giới của sự sinh tồn. Trong tâm trí của cả hai, bọn anh dường như chưa bao giờ rời xa nhau. Anh nhìn thấy trong phòng của cồ ấy có đồ dùng của đàn ồng, bèn hỏi: "Em có bạn trai rồi à?". Mạt Mạt khẽ gật đầu. Anh vô cùng đau lòng, buông cô ấy ra và nói anh chỉ ngồi một lát rồi phải đi ngay. Mạt Mạt vẫn ôm chặt lấy anh, đau khổ nói: "Anh vẫn muốn rời xa em sao?". "Nhưng, em đã có..." "Trong lòng em chỉ có một mình anh!" Cô ấy ngát lời anh, kiên định nhìn anh, đồi mắt vừa được gột rửa bằng những giọt nước mắt ánh lên những ánh nhìn kiên quyết. Anh hiểu Mạt Mạt, cô ấy đã nói chỉ có mình anh có nghĩa là thực sự cô ấy chỉ có mình anh. Anh lại ôm ghì lấy rồi hồn cô ấy. Cảm giác yên bình đã mất đi, nay được khôi phục lại khiến anh cảm thấy chưa bao giờ được mãn nguyện như vậy. Sáu năm thấp thỏm không yên ở bên ngoài, sáu năm chịu cảnh mưa dập gió vùi... chỉ vì anh muốn đợi được nụ hồn của ngày trùng phùng đó. Sau đó một ngày, khi anh quay lại tìm cô ấy, những đồ dùng đàn ồng trong phòng cồ ấy đều đã biến mất, cũng không nhìn thấy người đàn ồng nào xuất hiện hả. Anh biết, cô ấy đều đã giải quyết mọi việc ổn thỏa. Người đàn ồng trước đó của cô ấy là ai, anh cũng không hỏi nhiều. Anh cũng không có quyền được hỏi. Nhưng anh lại không ngờ được rằng, người đàn ông đó, lại chính là em ruột của mình!". Chương 41: Ba người Những năm vừa qua, em vân luôn chăm sóc Mạt Mạt phải không? Chúng ta quả nhiên là anh em ruột, nhãn quang đều giống nhau" Anh trai bình thản nhìn tôi. Tôi muốn giải thích rằng, tôi chẳng qua cũng gặp Mạt Mạt chưa đầy một năm. Nhưng nghĩ tới cuộc sống sa đọa trước đây của cô ấy, tôi không nhẫn tâm nói ra điều đó. Anh trai bỗng nhiên nắm lấy tay tồi, khuôn mặt vô cùngthành khẩn: "Hi Hi, nếu anh xảy ra chuyện gì... em nhất định phải thay anh chăm sóc cồ ấy! Hãy nhận lời với anh! Cồ ấy không còn gnười thân nào trên thế giới này nữa rồi!". Tôi gật đầu một cách kiên quyết, nghĩ đến hoàn cảnh của anh trong lúc này, đôi mắt tôi không kiềm nổi, trở nên đỏ hoe. "Những chuyện hôm nay anh kể với em, vạn bất đắc dĩ cũng không được cho Mạt Mạt biết... Đau thương mà cô ấy phải chịu đãquá nhiều rồi, anh không muốn để cô ấy phải thất vọng..." Anh trai vừa nói, vừa cố gắng đế ngăn những giọt nước mắt. Tôi lại gật đầu một lần nữa: "Anh, anh yên tâm, em tuyệt đối sẽ không nói gì cả". Anh trai còn muốn nói thêm điều gì nữa, chợt nghe một tiếng động như có một vật gì đó nặng nề đổ xuống vọng vào từ cửa sổ. Anh trai lập tức cảnh giác chạy ra ngoài, chợt nhìn thấy Mạt Mạt dang nằm ngất xỉu trên nền đất. Đôi mắt cô ấy nhám nghiền, hơi thở yếu ớt. "Mạt Mạt! Mạt Mạt!" Tồi gọi liền mấy tiếng, cô ấy vẫn không tỉnh lại. "Anh, Mạt Mạt sao vậy?" Tôi cuống cuồng lo sợ, mong chờ ở sự giúp sức của anh. "Gọi xe cấp cứu, nhanh lên!" Anh trai cố gắng giữ bình tĩnh, vừa day vào huyệt nhân trung của cồ ấy vừa la hét lên với tôi nhưng khuôn mặt anh cũng đầy vẻ lo sợ. Khi đưa Mạt Mạt vào bệnh viện, bác sĩ kiểm tra hồilâu rồinói thiếu dưỡng khí, hạ đường huyết, dường như vừa chịu một sựkích động mạnh. Sau đó, bác sĩ hỏi tôi và anh trai, ai là người nhà của cô ấy. Chữ "tôi" trong miệng tôi còn chưa kịp thốt ra, anh trai tồi đã lao lên phía trước. "Tôi, tôi! Cô ấy là bạn gái của tôi, bác sĩ, cô ấy rốt cuộc bị sao vậy?" "Cồ ấy có thai rồi.' Bác sĩ không buồn nhìn chúng tôi một cái, thoảimái tự nhiên ngồi kê đơn thuốc. "Cái gì? Có thai rồi?" Tôi và anh trai cùng nhìn nhau kinh ngạc. Đã hai tháng rồi tồi không gặp Mạt Mạt, đứa trẻ đó chắc chắn là của anh trai tôi. "Cồ bé bướng bỉnh đã có thai rồi?" Hai tay anh trai run lên, khe khẽ lẩm bẩm một mình, khuôn mặt vừa vui mừng vừa đau buồn, thần sắc bất định, đi về phía phòng bệnh của Mạt Mạt. "Ồ, người đó sao lại đi rồi nhỉ!", bác sĩ nhăn mày nói, "tinh thần của bệnh nhân rất bất ổn, huyết áp rất thấp, còn chưa biết có giữ được đứa bé hay không nữa!". "Bác sĩ. bác sĩ cứ kê đơn thuốc đi. Để tôi đi mua", tôi nói với bác sĩ. Làm các thủ tục cần thiết với bệnh viện cho Mạt Mạt xong, tôi đi vào phòng bệnh. Mạt Mạt vẫn chưa tỉnh lại, trên tay đang cắm ống truyền dịch. Anh trai đang quỳ bên giường bệnh, vồ cùng thành kính xoa lên bụng cồ ấy. Anh mặt trời của tháng Mười hai đang lúc ẩn lúc hiện, chiếu lên hai người bọn họ. Anh trai giống như một bức tượng điêu khác đứng im trong ánh nắng đầu đồng, mãi mãi định hìnhtrong tình cảm ngọt ngào. Tôi bước vào gọi anh một tiếng. Anh trai đáp lại, ánh mắt vẫn ngây ra nhìn lên bụng của Mạt Mạt. Trong mát anh ấy bây giờ không còn nhìn thấy ai khác nữa rồi. Anh chắc chán không nghĩ rằng, trong những ngày tháng anh còn sống, lại có thể mơ tưởng về đứa con của mình. Anh thậm chí còn nhổm lên, nhẹ nhàng ghé tai vào bụng của Mạt Mạt đế nghe. Khuôn mặt anh lộ rõ vẻ hiền từ. Trong chốc lát, chợt như nghĩ rađiều gì đó, anh lại rời khỏi bụng Mạt Mạt, nhíu đôi lông mày rậm lại rồi vuốt ve khuôn mặt của Mạt Mạt. Giữa trời đất bao la, chỉ có hai người bọn họ. Không, bây giờ là ba người, chỉ thuộc về thế giới của ba người. "Anh! Hay là để Mạt Mạt dọn về nhà ở, để mẹ chăm sóc cô ấy một thời gian. Bác sĩ nói sức khỏe của sản phụ rất kém." Tồi vốn không định làm phiền họ, cố gang kiềm chế một hồi lâu rồi mới cất tiếng hỏi anh. Anh trai nghĩ ngợi một lát, không vội trả lời. Lúc đó, Mạt Mạt đã dần dần tính lại, chầm chậm mở mắt ra, mơ màng nhìn tôi và anh trai. "Anh..." Cô ấy gọi anh trai, giọng nói nhẹ như một sợi lông tơ rơi xuồng từ trong gió. "Ngốc ạ." Anh trai vội nắm lấy bàn tay không cám ống tuyền dịch của cô ấy, vừa nhẹ nhàng vừa lo láng nói: "Em cảm thấy khó chịu ở đâu? Có muốn ăn gì không?". Dường như người đang n8am trước mặt anh là thủy tinh vậy, chỉ cần chạm mạnh một cái là có thểkhiến cô ấy tan vỡ ra ngay. Tôi chưa từng thấy anh trai ân cần, dịu dàng như vậy bao giờ. Mạt Mạt bỗng nhiên nhìn thấy tồi, nhưng chỉ trong chóp mắt, cồ ấy lại hướng ánh nhìn lên khuôn mặt của anh trai, yếu ớt lắc đầu. "Chúng mình có em bé rồi." Anh trai đặt tay lên bụng cô ấy, sung sướng thì thầm. "Um." Mạt Mạt dường như không hề cảm thấy ngạc nhiên. "Em đã biết rồi à?", anh trai hỏi. "Um. Tuân trước em đã biêt rồi." "Vậy sao em không nói cho anh biết?" Anh trai nhăn mày lại, khẽ quở trách, "Để giống như hom nay, thật quá nguy hiểm!". "Em sợ anh không muốn có nó." Đôi mắt nhìn anh trai của Mạt Mạt có thêm vài nét ấm ức. "Sao có thể như thế được!" Anh trai kêu lên một cách đầy khoa trương, ngay lập tức chợt nhớ ra điều gì đó, lại ngây người ra, "Ban nãy, khi đứng ngoài cửa, em đã nghe thấy tất cả rồi sao?". Mạt Mạt lại nhìn tôi - người đang ngượng ngùng đứng bên cạnh - một cái rồi chậm rãi gật đầu. "Em đã biết hết rồi. Anh là một tội phạm đang lẫn trốn." Anh trai đau khổ nắm lấy bàn tay của Mạt Mạt, gục đầu lên tấm ga trải giường, "Hơn nữa, năm em mười bốn tuổi, anh đã làm một việc không phải với em... " "Anh, em rất vui", Mạt Mạt nói, miệng mở một nụ cười đẹp mê hồn. "Em không trách anh sao?" Anh trai nhìn cô ấy. "Thực ra... khi em bị trói và giam giữ ở nơi bị bắt cóc đó, lần đầu tiên anh mang đồ ăn tới cho em, em đã biết người cưỡng hiếp em chính là anh rồi." Mạt Mạt dịu dàng mỉm cười. "Sao em có thể biết được điều đó! Không thể nào!" Anh trai ngạc nhiên nhảy dựng lên. "Bởi vì mùi hương trên người anh, mùi dầu gội đầu của anh. Một người khi sống trong bóng tối, khứu giác vô cùng nhạy cảm. Suốt đời này, em vẫn không thế quên được mùi cơ thể của anh..." "Vậy... vậy sao em vẫn tự nguyện đi theo anh!" Bây giờ đen lượt anh trai tôi cảm thấy mồng lung khó hiểu."Bởi vì, anh là người thân duy nhất của em." "Vậy sao trước đây, em không nhắc tới điều đó?" "Em không muốn để anh phải sống torng nỗi ân hận và tự giày vò. Em thà rằng cứ giả vờ như không hề biết chuyện gì cả", Mạt Mạt nói. Anh trai càng nắm tay cồ ấy chặt hơn, đờ đẫn nói: "Xin lỗi, xin lỗi...". "Em bé của chứng ta...anh có thích nó không?", Mạt Mạt ngượng ngùng hoi. "Thích chứ! Rất thích!" Dừng lại một chút, anh trai lại thở dài nói, "Nhưng chúng ta không thể giữ nó lại được". "Em muốn giữ lại!", Mạt Mạt khăng khăng nói. "Ngốc ạ, em nghe anh nói đây, anh rất muốn giữ nó lại, nhưng thân phận của anh bây giờ như thế nào? Bất cứ lúc nào, anh cũng có thể bị bắt giam. Mà cho dù bây giờ anh còn được tự do ởbên ngoài, nhưng anh thậm chí cũng không thể cưới em được, không thế cho em và con một danh phận rõ ràng được..." "Em muốn giữ lại!", Mạt Mạt kiên định nói. Khuôn mặt trắng xanh vì kích động mà xuất hiện nhữnt vệt đỏ hồng. "Ngốc ạ!", giọng nói của anh trai bỗng trở nê nghiêm túc, "Anh không thế hủy hoại cả cuộc đời em được. Em đã khổ nhiều rồi, bây giờ tuổi em còn trẻ, tương lai còn ở phía trước, đừng cố chịu ấm ức vì anh, không thể hành động theo cảm tính được...". "Em muốn giữ lại!" Mạt Mạt vẫn nhắc đi nhắc lại những từ đó, sau đó, cồ ấy chậm rãi nói từng từ một, "Cho dù anh phải vào trại giam, hai mươi năm, em đợi anh, ba mươi năm, em cũng đợi anh, cả đời này, em cũng sẽ đợi anh. Em và con sẽ cùng đợi anh! Chỉ cần biết anh đang ở đâu, chỉ cần biết trong tim anh vẫn còn có em, không ruồng bỏ em, em sẽ đợi anh!". Nói xong, hai hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của cồ ấy. "Cô bé ngốc nghếch!" Anh trai dịu dàng lau nước mắt cho cô ấy, vừa lau sạch xong, những giọt nước mắt mới lại xuất hiện. "Đừng đẩy em sang cho người khác!" Mạt Mạt nhìn anh, đau khổ cầu xin. Tôi biết, người khác mà cô ấy nói chính là tôi đây. Tự cảm thấy ngượng ngùng, tôi khẽ hắng giọng một tiếng, đứng dậy nói: "Em về trước báo tin cho mẹ nhé". Sau đó, tôi đi ra khỏi phòng, nhường lại không gian riêng tư cho cặp đôi có số mệnh éo le, ngangtrái ấy. Bây giờ, họ đã là một gia đình ba người rồi. Bước ra khỏi bệnh viện, ánh sáng chói lòa của mặt trời khiến tồi phải nheo mắt lại. Mặc dù đã sớm không còn mơ mộng hão huyền về Mạt Mạt nữa, mặc dù rất đồng cảm với những vấn vương rối rắm của đồi uyên ương bạc mệnh đó, mặc dù đã bao lần tồi tự hứa với lòng mình rằng sẽ gọi cồ ấy là chị dâu...nhưng khi chứng kiến họ hạnh phúc như không có ai bên cạnh như vậy, trong lòng tồi cũng cảm thấy chua xót đến độ nghẹt thở. Khi về nhà, tôi nói với bố mẹ chuyện Mạt Mạt đã có thai. Bố yên lặng, trầm ngâm không nói, mẹ thì đã nhảy dựng lên: "Giữ! Sao lại không giữ được! Là cháu của nhà mình, tôi dù cókhuynh gia bại sản cũng phải nuôi dưỡng chúng! Là con trai hay con gái cũng nuôi hết! Nhất định phải sinh nó ra!". Tồi liếc nhìn về phía bố, bố đang trầm ngâm rít một hơi thuốc, nói: "Đưa con bé đó về nàh ở đi, đừng ngược đãi nó". Bố là một người gài bảo thủ rất coi trọng việc hương hỏa. Mặc dù cố tỏ ra điềm tĩnh nhưng thực chất ông cũng không giấu nổi nét mặt vui mừng. "Hi Hi, cô ấy bây giờ đang ở bệnh viện nào, để mẹ đích thân đi đón nó!" Sau đó, mẹ lập tức đứng dậy, thay một bộ quần áo thật chỉnh tề, còn không quên chuẩn bị cả phong bao đỏ. "Có cần phải mang theo chút quà gì không nhỉ? Bây giời thanh niên sợ sinh con, ảnh hưởng tới vóc dáng, nhỡ con bé đổi ý không muốn sinh nữa thì phải làm thế nào? Thôi được rồi, mua một chút đồ ăn bố dưỡng, đợi đón về nhà rồi từ từ khuyên nhủ nó, nhất định phải đế nó yên tâm dưỡng thai..." Tôi nhìn người mẹ cứ loay hoay giữa nhà như vậy, nói: "Lão thái bà ơi, sau này vợ con sinh con, mẹ có căng thẳng, hồi hộp như thế nữa không đấy?". "Mày á?" Mẹ trợn mắt lên nhìn tôi, mặt mày hớn hở, khe khẽ mắng yêu, "Bọn mày mà sinh con, mẹ mặc kệ không thèm quan tâm!". "Con biết ngay là mẹ rất hay thiên vị mà! Mẹ chỉ đối xử tốt với anh trai thôi!". ~ -á ^ "Lúc này mà con vẫn còn ghen tị hả! Con và anh trai không giống nhau! Anh trai con..." Mẹ nghĩ đến điều gì đó, liền dừng lại, nghĩ một hồi lâu, đồi mắt lại ướt đẫm những giọt nước mắt vui mừng. "Mẹ không ngờ rằng có ngày lại được bế con của nó! Không ngờ rằng kiếp này còn có thể...mọi người thử nói xem, có phải là ồng trời có mắt không! Tổ tiên phù hộ không! Đứa con đáng thương của tồi...". Sau đó, bà luồn miệng niệm nam mồ A Di Đà Mẹ không biết là tồi đã biết tình cảnh của anh trai, tôi không muốn để mẹ thêm đau lòng nên cũng không muốn nói gì thêm nữa. Bố mẹ sợ anh trai tồi tuyệt hậu, sợ Mạt Mạt không muốn sinh ra đứa con đang mang trong bụng nên ăn mặc rất chỉnh tề, vô cùng long trọng đi đến bệnh viện. Bố mẹ muốn đích thân đến bệnh viện đónMạt Mạt về nhà. Thấy đưa bé tomg bụng Mạt Mạt được mong đợi như vậy, anh trai tồi cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Anh vốn không muốn để bố mẹ đón Mạt Mạt về nhà, anh muốn thuyết phục Mạt Mạt bỏ đứa con đi khi nào tâm lý và sức khỏe của cồ ấy ổn định trở lại. Khi nghe thấy anh trai có ý nghĩ hoang đường nu vậy, mẹ trách mắng anh ấy một hồi ngay tại bệnh viện. Mẹ nói toàn những đạo lý này nọ, cương quyết không đồng ý bỏ hương hỏa của dòng họ Cồng Trị đi. trước sự trấn áp một cách quyết liệt của bố mẹ, Mạt Mạt đã thành công bước vào nhà tồi, chính thức trở thành một thành Viên trong gia đỉnh. Mẹ đến gặp bác sĩ xin một đơn thuốc bổ. Ngày nào mẹ cũng thay đổi cách nấu nướng, hầm canh, đun nước cho Mạt Mạt uống. Cả ngày bỗng trở bên vô cùng bận rộn, tuy vậy lúc nào mẹ cũng tỏ ra vui vè, cam tâm tình nguyện phục vụ cồ con dâu còn chưa bước qua ngưỡng cửa sinh nở lần nào. Nhìn cái bụng cứ lóa dần lên của Mạt Mạt, mẹ vô cùng mừng rỡ nhưng cũng thường xuyên quay đi,lén gạt nước mắt. Mẹ sợ Mạt Mạt cảm thấy tủi thân, bèn nhường phòng ngủ to nhất - vốn là phòng ngủ của bố mẹ - cho cô ấy. Sơn sửa lại một chút, cũng có thể coi đó là một phòng tân hôn. Vậy là, mặc dù anh trai tồi và Mạt Mạt không tố chức tiệc cưới, không đăng ký kết hồn nhưng Mạt Mạt vẫn được cả nhà tồi thừa nhận. Chỉ mình tôi là vẫn không quen gọi cồ ấy là chị dâu, vẫn ngượng ngượng ngùng ngùng khi gọi cô ấy một tiếng Mạt Mạt. Cuối cùng tôi đã lý giải được câu nói đó của Mạt Mạt, "Chỉ cần được nhìn thấy anh ấy một cách quang minh chính đại là đượcrồi, không đế ý đến việc đang mang thân phân gì". Chỉ cần mỗi ngày tôi được nhìn thấy cô ấy, như vậy là tốt rồi. Chương 42: Áp lực Được sự chăm sócchu đáo của mẹ, Mạt Mạt đã trở nên mũm mĩm đẫy đà hơn nhiều, cái bụng cũng dần dần tròn căng lên. Những lúc rỗi rãi, việc mà mẹ thích làm nhất là bảo Mạt Mạt đi ra ngoài rồi tự nhiên bước vào cửa cho mẹ xem, sau đó, quan sát xem khi bước vào nhà, cô ấy dùng chân trái hay chân phải trước. "Nam tả, nữ hữu, Mạt Mạt thường bước chân phải trước, vậy nhất định là con gái rồi! Con gái cũng tốt! Sẽ xinh đẹp như mẹ của nó! Mẹ rất thích con gái!" Mẹ cười một cách vô tư, hệt như một đứa trẻ vậy. "Mấy hôm trước còn nói nhất định sẽ sinh con trai mà!", tôi ngồi bên cạnh, bĩu môi xen vào. "Con trai thì sao nào! Con trai mẹ cũng thích! Bà già này sẽ tự tay dưỡng dục, đứa trẻ do chính tay mẹ dưỡng dục sẽ không hư hỏng như nhà ngươi đâu", mẹ chỉ tay vào tồi rồi bắt đầu ca cẩm. "Đứa con hư hỏng này chang phải cũng do chính tay mẹ dưỡng dục hay sao!", tôi khẽ làu bàu. "Cái gì? Mày nói cái gì hả? Mẹ vất vả khổ sở để nuôi dưỡng chúng mày trưởng thành mà mày còn oán hận mẹ hả?" Sau đó liền véo mạnh vào vai tồi, tồi kêu la oai oái, chạy trốn một vòng quanh Mạt Mạt nhìn thấy cũng phải bật cười khanh khách. Phần lớn thời gian, Mạt Mạt vẫn thường trầm ngâm ít nói. Anh trai tồi ra ngoài tìm chút cồng việc tạm thời, mặc dù ...bạn đang đọc truyện tại KenhTruyen.Pro chúc các bạn vui vẻ...tiền lương chang đáng là bao nhưng ít nhiều cũng đủ nuôi dưỡng mẹ con côấy. Bụng của Mạt Mạt ngày càng lớn dần lên, tâm trạng của cô ấy lại ngày càng bất ổn. Nghe mẹ kể lại, có nhiều lần, cồ ấy và anh trai cãi nhau rất to ở trong phòng. Nguyên nhân là do cồ ấy muốn anh trai ra tự thứ, còn anh trai lại cương quyết không nghe theo. Trước đây, chỉ một mình anh trai phải chịu sự lo láng, sợ hãi, bây giờ lại thêm một phụ nữ đang mang thai, không cần nghĩ cũng biết áp lực lớn như thế nào. Tôi và mẹ chỉ có chung một nỗi lo, một ngày nào đó sẽ mất đi một người anh trai, mất đi một người con trai. Còn Mạt Mạt, thân phận của cồ ấy càng mong manh hơn, bất cứ lúc nào, cồ ấy cũng có thế bị mất đi chỗ dựa tinh thần lớn nhất, mất đi người cha mà đứa con của cồ ấy còn chưa biết mặt. Không biết đó là ngày nào, có thể là ngày mai, cũng có thể chỉ vài giây nữa thôi. Cuối cùng, Mạt Mạt thường xuyên bị hoang tưởng, lúc nào cũng nghĩ rằng bên ngoài có tiếng bước chân, có người gõ cửa, đêm đến cô ấy lại mắc chứng mất ngủ trầm trọng, không tài nào ngủ yên giấc được. Mẹ đã đưa cô ấy đến bệnh viện để khám chữa nhiều lần nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Môi lân tồi vê nhà đêu nhìn thây cồ ây ngôi một mình ngoài ban công, thẫn thờ nhìn xa xăm. Vì vậy, nếu dùng chút tài hèn sức mọn của tôi mà có thể chọc cho cô ấy cười được, tồi cũng cảm thấy hết sức vui mừng. Nhưng cô ấy chỉ cười được một chút rồi lại quay trở về bộ mặt rầu rĩ, ủ ê. "Mày còn nói mày sinh con nữa hả!Cài thằng ranh này, mày đem Uyển Nghi của mẹ quăng đi đâu rồi!" Mẹ vẫn vô cùng thương nhớ Uyển nghi - cô con dâu mẫu mực của mẹ. "Mẹ, sao mẹ vẫn còn nhác tới Uyển Nghi! Cồ ấy đã có bạn trai mới từ lâu rồi! Không chừng, tốt nghiệp xong sẽ tổ chức đám cưới cũng nên ấy chứ” "Ai", mẹ thật thà than thở, "đáng tiếc, mẹ thật sự rất thích con bé đó. Chu đáo, ngoan ngoãn'5. Than thở một hồi, một lát sau, mẹ lại tập trung suy nghĩ của mình lên người Mạt Mạt, thực sự không biết mệt mỏi, rất có trách nhiệm. Thương tiếc một hồi, mẹ lại có thế nói chuyện với Mạt Mạt về chuyện sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái. Nhưng lời nói của mẹ trước đó lại khiến tồi không ngừng nhớ lại những chuyện cũ. Một mình bước ra ngoài ban công, bên ngoài cửa sổ là cả bầy trời sáng rực rỡ của mù hè, tồi và Uyển Nghi cũng đã từng thích hẹn hò vào mùa hè... Đen bây giờ, khi nhắm mắt lại, tồi vẫn có thể tưởng tượng ra hình ảnh một thiếu nữ trê trung xinh đẹp, vạt váy trắng tung bay, đứng trong tiết trời đầu hạ. Hồi đó tuổi trẻ bồng bột, tồi còn đang mải mê theo đuổi cái mà mình tự cho là tìnhngười con gái đó. Tôi còn nhớ lần họp lóp gần đây nhất, trong phòng KTV,Uyển Nghi giàn giụa nước mắt run rẩy trong lòng tôi... giống như một bông hoa sen sắp lụi tàn trong gió. Trong hòai niệm, tôi không kìm nén được lòng mình, cảm thấy buồn thương vồ hạn. Cũng không biết cuộc sống của Uyên Nghi bây giờ ra sao rồi. Sau lần hop mặt bạn bè đó, tôi và Uyển Nghi không có bất lý liên lạc gì với nhau. Chỉ duy nhất một lần ở trong trường, đứng từ xa, tôi nhìn thấy bóng dáng của cô ấy, đang đi cùng với một bạn gái khác, nói cười vui vẻ. Cô ấy không để ý đến tôi, chỉ nhanh chóng lướt qua trước ánh mắt tôi. Nghe nói Uyển Nghi và Đại T đã chuyển về chung sống dưới một mái nhà. Đại T đã bỏ việc ở Blue 18, dùng số tiền dành dụm được torng nhiều năm làm việc để mở một cồng ty nhỏ, kinh doanh cùng với Uyển Nghi. Giờ đây, công ty đã dần đi vào quỹ đạo ổn đinh. Đại T đã trở thành ông chủ, sau đó, tôi cũng bận hoàn thành luận văn, số lần gặp gỡ uống rượu của hai chúng tôi cũng trở nên thưa dần. Có đôi khi trấn tĩnh lại, giống như một người hay hoài niệm, sàng lọc lại quá khứ, nhớ lại những kỷ niệm đánh lộn lẫn nhau thời còn trẻ, tôi cảm thấy thật thân thương gần gũi. Không kiềm chế được, tôi gọi điện cho Đại T, thấy tắt máy. Lúc ấy, tôi ác ý nghi ngờ rằng Đại T và Uyên Nghi chắc lại đang làm điều gì đó mờ ám đây. Trước đây, có vài lần tồi gọi điện thoại cho cậu ấy, cái tên tiểu tử đáng ghét ấy lúc thì nói đang bận họp, lúc thì đang trên đường đi công tác, bận rộn còn hơn cả tổng thống của nước Mỹ. Khó khăn lắm tồi mới gặp được lúc cậu ấy đang nhàn rỗi ở nhà, lại còn đem hạnh phúc ra đùa giỡn một chút trong điện thoại nữa, "Uyên Nghi, đi cắt cho anh một miếng dưa hay, chọn chỗ đỏ nhất ấy nhé, không ngọt là anh không ăn đâu! Miếng lần trước chẳng ngọt gì cả...Đi mau đi, không nhìn thấy anh đang hàn huyên với bạn cũ à! Bận tối mắt tối mũi lên...". Nghe những lời ấy qua điện thoại, tôi thấy tê cả người, tôi nói: "Đại T, cậu không cần phải giữ thể diện quá thế đâu, lát nữa rồi lại phải đi đấm lưng, xoa bóp cho vợ đấy, mất hai giờ đồng hồ để đổi lấy hai phút ra oai thế, cậu hà tất phải làm vậy chứ?". Đại T bật cười khá khá, bộ dạng giống như một tay sai ngoan ngoãn: "Lý giải vạn tuế, lý giải vạn tuế". Giờ đây, chắc hai người bọn họ đang gần gũi bên nhau, tắt điện thoại đi để không bị ai làm phiền chăng. Mạt Mạt ngồi cùng mẹ trong phòng khách, chuẩn bị quẩn áo cho em bé sắp sinh. Mạt Mạt vốn không phải là người giỏi giao tiếp, nhưng gặp phải một người mẹ vốn xuất thân từ một diễn viên hát kịch như mẹ tôi, cô ấy vẫn có thể nói chuyện được một cách rất bt. Đứa bé trong bụng Mạt Mạt còn sáu tháng nữa mới đến ngày dự sinh, đứa bé phát triển rất tốt, bụng của V luồn tròn căng. Đã có kết quả siêu âm, Mạt Mạt mang thai đồi. Khi biết được đó là thai đôi, cả nhà đều vui mừng khôn xiết. Mẹ tồi phấn khích đến nỗi hoa chân múa tay loạn xạ cả lên, bà cầm tay bác sĩ siêu âm gật đầu lia lịa để tỏ lòng cảm ơn. Vị bác sĩ đó đùa lại rằng, "Đó là do công lao của con trai bà". Về đến nàh rồi, mẹ vẫn không ngớt bày trò. Nghĩ đến chuyện hai đứa cháu còn chưa được đặt tên, thế là mẹ đêm ngày lật giở tra cứu từ điển, đi đường cũng lẩm bẩm đếm nét, tay phải còn vẽ đi vẽ lại các nét trên lòng bàn tay trái. Người ngoài không biết chuyện, nhìn thấy cảnh ấy lại cứ nghĩ rằng mẹ tồi chuẩn bị tham gia một kỳ thi sát hạch nào đó của người già. Thỉnh thoảng nghĩ ra được một chữ hay, mắt bà lại sáng lên, túm được ai cũng hỏi: "Chữ này có được không?". Hễ nghe thấy rằng chữ đó cũng không đến nỗi tồi bà liền lập tức chạy vào phòng lấy giấy bút ra ghi lại. Còn vài tháng nữa Mạt Mạt mới sinh, vậy mà những chữ dùng để đặt tên đã kín hết một nửa quyển sổ để ghi nhật ký rồi. Lần đầu tiên làm mẹ, những lúc vui vẻ, cả người Mạt Mạt toát lên một vẻ uể oải thường thấy ở các bà bầu, lúc lặng yên không nói, cồ ấy mang lại những nét buồn rầu xinh đẹp. Hoàn toàn mất đi vẻ bí ẩn và yêu kiều như lần đầu tôi quen biết cồ ấy. Cô ấy cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường. Mạt Mạt thường lợi dụng lúc tâm trạng của anh trai vui vẻ, đề nghị anh ra tự thú khiến mọi người đều mất hứng. Mẹ sợ ảnh hưởng tới tâm trạng của sản phụ nên cũng không nói gì nhiều, chỉ nói vài câu qua loa cho xong chuyện. "Em không muốn phải sống trong những ngày tháng thấp thỏm lo lắng như thế này nữa. Chỉ cần nghe thấy tiếnh chuồng điện thoại, toàn thân em cũng run lên bần bật! Đi đầu thú đi! sống trong cuộc sống nơm nớp lo âu này, mãi mãi không biết rằng mấy giây sau, anh còn quay trở về nữa hay không. Em thà rằng cứ lặng lẽ chờ đợi anh trong suốt ba mươi năm, chờ anh được tự do trở về", Mạt Mạt nói, không kìm được những giọt nước mắt. Anh trai thường xuyên nhẹ nhàng vỗ về cồ ấy: "Hãy để anh được nìhn thấy mặt con của chúng mình đã... được không em?". Nhưng, tâm trạng của Mạt Mạt thường rất khó ổn định trở lại. Ở trong nhà tôi, ngoài việc chờ đợi, Mạt Mạt chẳng có việc gì khác để làm cả. Chờ đợi những đứa trẻ ra đời, chợ đợi anh trai tôi về nhà. Anh trai chỉ về nhà chậm vài phút, cô ấy đã thấp thỏm lo lắng không yên, khi anh trai đã về đến nhà rồi, cô ấy mới tươi cười hớn hở được. Người ta thường nói, chờ đợi là sự lão hóa lớn nhất của đời người. Cô ấy đã bị sự chờ đợi dày vò làm cho héo hon mòn mỏi mất rồi. Cô ấy thường xuyên ngồi một mình, ngước mắt lên nhìn trời rồi khe khẽ hát: Nếu kiếp sau có quyên lựa chọn. Em muôn làm một đám mây xinh. Bởi nghe nói đám mây không có tình yêu. Chỉ vô tình được sinh ra torng buổi sớm mai. Nếu em là đám mây trang bồng bềnh nơi chân trời lúa. Anh có đem tình yêu của mình. Ban cho em dù chỉ là một chút.. Để trước Phật, em thành kính nguyện cầu phù hộ cho anh suốt năm trăm năm. Rồi sau đó, em sẽ lặng lẽ rời xa... Có một lần, nhân lúc không có ai ở nhà, cô ấy nói với tôi: "Hi, anh hãy mang em đi! chúng ta bỏ trốn đi thật xa! Em rất sợ, nếu cứ tiếp tục thế này, em sẽ không thế giữ được những đứa bé...". Rồi không kịp đợi tồi trả lòi, cồ ấy lại khe khẽ lấm bấm một mình: "Không được, em không thể phản bội anh ấy,em phải đợi anh ấy...". Sau đó, cô ấy lại ưỡn bụng đi ra. Cô ấy khiến tồi hoảng sợ đến nỗi rụng rời chân tay, chỉ lo cồ ấy xảy ra chuyện gì đó khi phải chịu áp lực tâm lý quá lớn như vậy. Mẹ tôi hết sức dỗ dành cô ấy nhằm giải tỏa bớt áp lực. Nhưng những căng thẳng của một sản phụ chắc chắn sẽ bùng phát trong một ngày nào đó. Hôm đó, tôi đang làm việc ở công ty thì nhận được điện thoại của mẹ. Mẹ đang gào khóc thảm thiết qua điện thoại, "Hi Hi! Con về nhà ngay đi! Mạt Mạt đến đồn cảnh sát khai báo hết rồi! Cảnh sát đến bắt anh trai con đi rồi! Mẹ làm sao sống được nữa đây, con về nhà mau đi!". Mẹ đau khổ khóc ngất không thành tiếng khiến tôi hoảng sợ đờ đẫn cả chân tay, vội vã lao thẳng về nhà. Vừa vào đến cửa, mẹ đã níu lấy tay tôi, hai mắt sưng húp, tay đỏ: "Con phải cứu anh trai con ra! nó đã ăn năn tỉnh ngộ rồi! Mẹ là mẹ nó, mẹ rất hiểu nó, nó không phải là đứa hư hỏng! Nó là đứa có tấm lòng lương thiện mà. Nó sẽ không phạm tội lần nữa đâu! Con phải cầu xin pháp luật khoan hồng, cứu anh con ra, nếu anh con có mệnh hệ gì, m…mẹ... mẹ cũng... không sống được nữa... mẹ...". Nhưng câu cuối cùng, mẹ gần như muốn ngất đi. Tôi đỡ mẹ lên, rót cho mẹ cốc nước, vỗ nhẹ vào lưng giúp mẹ dễ thở hơn. "Bố con đâu?" "Đến đồn công an rồi." Mẹ khóc một hồi rồi mới thẫn thờ nói, gnhĩ đến chuyện gì đó, mẹ lại nức nở khóc tiếp, "Thần ơi, con của mẹ ơi...Mẹ biết thế nào cũng có ngày này mà, chúng mày tưởng mẹ không sợ, không lo lắng sao! Một người làm mẹ như mẹ, càng lo mất đi đứa con của mình ấy chứ! Con trai của mẹ...". "Mẹ đừng quá lo lắng, sẽ có cách giải quyết thoi. Đe con thử nghĩ cách xem." Tôi cố gắng an ủi mẹ, nhưng thực ra ruột gan cũng đang rối tung lên. Mẹ túm lấy tay tôi, kêu lên đấy xúc động: "Hi Hi, con có cách gì? Có cách gì để cứu anh trai con?". "Con sẽ mời luật sư tốt nhất đến biện hộ cho anh, hơn nữa, sự việc xảy ra cũng rất nhiều năm rồi, chưa biết chừng, không có nhân chứng vật chứng, vụ án chưa chác đã dựng lại được, đành phải thả người ta thôi." "Có thật không? Có khả năng đó không?" hai mắt mẹ sáng lên những tia nhìn thật khác thường. Tôi chậm rãi gật đầu. Nắm chặt đôi tay lạnh giá của mẹ, trong lòng cũng thấy hoang mang, Tôi bỗng phát hiện ra trong nhà không còn ai khác nữa bèn hỏi mẹ: "Mạt Mạt đâu?" Mẹ lúc bây giờ mới như người vừa chợt tỉnh cơn mơ, vỗ mạnh lên đùi: "Thôi chết! Mạt Mạt vẫn chưa về! Bụng dạ to như thế, còn chạy đi đâu không biết nữa!". Tôi vội gọi điện thoai cho cồ ấy, điện thoại không trong vùng phủ sóng. "Cô ấy đi từ lúc nào vậy?", tôi hỏi. "Sáng sớm, ăn sáng xong, nó nói là đi ra ngoài mua con cá. Mẹ nghĩ chợ cũng gần đây, nên yên tâm để nó đi một mình. Khoảng một giờ sau đó, xe cảnh sát dừng ở dưới lầu, những bốn chiếc xe hú còi inh ỏi, kinh thiên động địa, sau khi vào nhà, xác đinh rõ thân phận, họ liền bắt anh trai con đi! nói rằng có một phụ nữ đang mang thai tới báo án. Phụ nữ đang mang thai à? Không phải chị dâu con thì là ai? Tồi đã nuôi ong tay áo rồi mà! Lật mặt không thèm nhận người nữa rồi! Sáng sớm, trước khi đi, nó còn nói cười ngọt nhạt với anh con, hôm nay đúng lúc anh trai con nghỉ ở nhà..." mẹ nói năng lộn xộn một hồi rồi lại bật khóc. Bảo mẹ ở nhà chờ đợi, tôi xuống lầu, bắt một chiếc xe rồi đến thắng đồn công an. Tôi nhìn thấy bố đang ngồi cúi đầu hút thuốc trên ghế ngoài hành lang. Tôi hỏi: "Anh con thế nào rồi?". Bố ngước lên nhìn tôi một cái, hồi lâu sau mới khe khẽ nói: "Đang trong phòng thẩm vấn". Tôi hỏi bố có nhìn thấy Mạt Mạt không. Anh mắt bố thoáng hiện lên một tia oán hận rồi không buồn để ý tới tôi nữa. Ngoài luật sư ra, trước khi phiên tòa xét xử, chúng tôi không được gặp gỡ người bị tình nghi đã phạm tội. Tôi bảo bố cứ về nhà trước, tồi nói với bố răng tôi sẽ giải quyết mọi chuyện. Bố không khóc lóc vật vã đến đứt từng khúc ruột như mẹ, bố chỉ lặng lẽ đứng lên, tập tễnh bước về phía sâu nhất trong đồn công an. Con trai của ông đang ở trong đó, dù không được gặp con, ông cũng không thể bỏ về được. Ông chỉ muốn được ở gần bên con thêm đôi chút mót cách bất lực... Nhìn theo bóng dáng run rẩy của bố xa dần nơi tận cùng của dãy hàng lang tối tăm, lòng tôi vồ cùng đau xót. Tôi dùng khoảng thời gian ngắn nhất để tìm ra một luật sư giỏi, kể lại một cách ngắn gọn những tội mà anh trai tôi đã phạm phải trong thời gian trẻ tuổi bồng bột. Vị luật sư đó họ Lý, đeo cặp kính tráng, dáng vẻ rất cương nghị chính trực. Luật sư Lý đã hiểu rõ những bồng bột thiếu hiểu biết của anh trai tôi hồi trẻ, nói rằng sẽ cố gắng hết sức để biện hộ cho anh, yêu cầu chúng tôi tích cực họp tác chặt chẽ, đồng thời cưng muốn chúng tồi chuẩn bị tâm lý khi trường họp xấu nhất xảy ra. Suy cho cùng, luật pháp luôn công minh. Chương 43: Chính nghĩa Từ văn phòng luật sư đi ra, trời đã nhá nhem tôi. Tôi gọi điện thoại về nhà, mẹ dường như nhấc máy ngay lập tức sau tiếng chuông reo. Hỏi qua tình hình xong, mẹ nói, cả bố và Mạt Mạt vẫn chưa về nhà. Tôi lo cho Mạt Mạt nhưng vẫn đi đón bố trước. Quả nhiên , bố vẫn đang ngồi trên ghế ở đồn cồng an, dưới ánh sáng nhức mắt của bóng đèn tuýp, mấy con bướm nhỏ đang lượn lờ bay lượn xung quanh. Người bố nhễ nhại mồ hồi, đôi vai đang khe khẽ run run. Thấy tôi đến, bố không nói gì cả, chỉ lặng lẽ đi theo tôi. Tôi đi bên cạnh bố, đôi chân bố bị tật, nhưng ông vẫn cương quyết đi rất nhanh, cả đường đi không nói một tiếng nào. Khi xe taxi đến, tôi mở cửa xe cho bố, bố không quen ngồi xe bốn chỗ, lúc bước vào đã bị va đầu vào cửa xe, tôi nói bố cẩn thận một chút, bố cũng không thèm đáp lại một tiếng. Tôi cảm thấy rất buồn. Vào đến sân của khu nhà ở, bố bỗng nhiên cất lời nói: "Bố đã nhìn thấy Công Trị Thần rồi". "Lúc nào vậy ạ?", tôi ngạc nhiên hỏi. "Bố cứ ngồi ở ngoài đó chờ đợi, cuộc thẩm vấn kết thúc sau ba giờ đồng hồ. Bọn họ chuyển Thần Thần về trại tạm giam. Lúc nó bị áp giải ra xe, bố đã nhìn thấy mặt nó một chút. Tay nó đang đeo còng số tám, cách chỗ bố ngồi rất xa. Bố gọi nó, nó không nghe thấy. Bố chạy đuổi theo, vẫn bị chậm hơn một chút, xe chở nó đã đi rồi." Bố nói một cách trầm buồn. Từ khi biết nhận thức đến giờ, chưa bao giờ tôi thấy bố nói nhiều như vậy; chỉ bằng vài từ ngữ miêu tả sơ sài, tôi có thể tưởng tượng ra cảnh người bố có đôi chân tật nguyên của tôi, không than một tiêng nào, nhễ nhại mồ hồi chạy đuổi theo chiếc xe của cảnh sát trong tiết trời nóng nực. Tôi nhất thời cũng không tìm được câu nói nào để an ủi bố. Bố vừa bước vào cửa, mẹ lập tức chạy ra đón, ôm chầm lấy bố rồi bật khóc nức nở. Bố nhẹ nhàng vỗ vỗ lên lưng mẹ. Tôi bỗng phát hiện ra, người bố vĩ đại trong mắt tôi từ khi còn nhỏ đã già rồi, dáng người cũng thấp bé đi rồi. Năm tháng đã vô tình đã lưu lại trên người bố những dấu vết chất chồng. Lúc còn nhỏ, tôi luồn cảm thấy bố tôi là một người thiết diện vô tư, giống như sắt đá, không hiểu tình người. Tồi và anh trai, chỉ cần phạm lỗi là không thể tránh khỏi những vết đòn roi ở mồng. Lúc đó, tồi còn thầm cầu nguyện trong lòng, giá mà không có bố thì tốt biết bao. Cho dù bố có già như thế nào đi nữa, trong con mắt của mẹ, bố mãi mãi là chỗ dựa vững chắc của bà. Sau khi an ủi bố mẹ nghỉ ngơi, tôi đi ngay đến chỗ nhà Mạt Mạt trong đêm hôm đó. Mạt Mạt đã đi cả ngày rồi, một mình mang cái bụng to như thế, cồ ấy còn có thể đi đâu được nữa? Nhà cô ấy và cửa hàng hoa đều một màu tối đen. Mạt Mạt không có ở đó. Sáng sớm ngày hôm sau, tôi gọi điện giục luật sư Lý đến trại tạm giam thăm anh trai tôi. Khi tôi gọi điện thoại cho luật sư Lý, bố mẹ đều chăm chú nhìn tôi. Đồi mát mẹ tôi sưng đỏ như quả hạnh đào, cứ túm chặt lấy áo tôi chờ đợi tồi trả lời. Cả đời mẹ làm một người dân lương thiện, tôn trọng pháp luật, hễ gặp những nhân viên mặc sắc phục cảnh sát, đeo huy hiệu là người mẹ đã run lên rồi. Bố mặc dù đã già nhưng vẫn nhớ đến một vài vị có chức sắc trước đây đã có quan hệ không tồi với mình. Khi bố gọi điện thoại cho mấy vị cán bộ ngày xưa đã từng cùng bố ăn cơm, nghe thấy cái tên nhỏ bé và bình thường của bố, người nào lịch sự thì nói bây giờ cũng đã nghỉ hưu rồi, người nào không lịch sự thì nói thẳng là đã gọi nhầm số. Không mong đợi được ở chỗ quen biêt của bố, vậy là mọi hy vọng của mẹ đều dồn hết lên người tôi. Tôi bỗng giật mình phát hiện ra rằng, mới chỉ qua một đêm mà mái tóc của cả bố và mẹ đã bạc đi một nửa. Bố vẫn cương quyết phải đi gõ cửa từng nơi mà bố đã từng "có quan hệ". Mẹ nói, vậy hãy mua chút quà gì để mang đi biếu. Bố suy nghĩ một hồi rồi xách theo một hộp thuốc Não Bạch Kim. Còn tôi, ban ngày đến công ty làm, nói chuyện với luật sư, đi tìm Mạt Mạt, mãi đêm khuya mới về đến nhà, lại gặp bố còn về nhà muộn hơn tồi, cầm theo trên tay là hộp Não Bạch Kim mà sáng sớm ông mang theo, vẫn còn nguyên chưa hề bóc ra, tức giận hét lên với mẹ: " Người ta đã nói rồi, bây giờ không ai nhận quà biếu cả!". Mẹ nhìn bố đầy ai oán, khe khẽ lấm bẩm: "Chẳng phải đã nói là "nhận quà chỉ nhận Não Bạch Kim" thôi sao?". Tôi nhớ đến đoạn quảng cáo rầm rộ thương xuyên xuất hiện trên truyền hình, lời thoại của đoạn quảng cáo Não Bạch Kim đó quả là đã đánh sâu vào tâm trí của phần lòn người dân. Muốn cười, nhưng tôi cũng không cười được nữa. Mạt Mạt lại mất tích thêm một lần nữa. Những chỗ có thể tìm được, tôi đều đã tìm rồi. Hễ tôi nhắc tới Mạt Mạt, mẹ lại đau lòng trách mắng cô ấy là đồ vong ân bội nghĩa, nhưng khi nghĩ đến hai đứa cháu còn chưa biết mặt trong bụng cô ấy, mẹ lại thương nhớ khôn nguôi. Luật sư Lý nói, anh trai tôi, từ khi bị bát giam đã khai báo rất thành khẩn, thái độ hợp tác rất tốt, còn giúp vạch trần bộ mặt thật của một nhân vật quan trọng mà trong thời gian bài trừ tham quan vẫn chưa đủ bằng chứng để luận tội. "Vì thái độ khai báo thành khẩn của cậu ấy, chưa chắc đã bị khép vào hình phạt cao nhất", luật sư Lý nói. "Hình phạt cao nhất là như thế nào?". "Cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, cố ý giết người, bỏ trốn bảy năm, từng ấy tội đủ đế kết án tử hình rồi." Tôi ớn lạnh cả sống lưng, thất thanh hỏi: "Vậy xét xử khoan hồng như thế nào?". "Nhưng thái độ của cậu ấy rất thành khẩn, tôi đoán chắc sẽ là hoãn xử tội chết hoặc kết án tù chung thân. Tôi sẽ cố gắng hết sức đế bảo vệ đương sự của mình." Tôi bỗng cảm thấy không còn chút sức lực nào cả, ngồi phịch xuống ghế. Sau đó, Viện kiểm sát trình công tố đến Tòa án nhân dân cấp thành phố. Tòa án quyết định sẽ công khai xét xử vụ án của anh trai tôi vào trung tuần tháng Chín. Từ đó đến giờ vẫn không có tin tức gì của Mạt Mạt. Ngày nào tôi cũng phải xử lý một khối lượng cồng việc khống lồ, chạy đi chạy lại giữa công ty, văn phòng luật sư, về nhà. Tồi bận tối mắt tối mũi từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Bây giờ, cả nhà chỉ còn mình tồi là con trai duy nhất. Từ một thanh niên, việc gì cũng phải dựa vào bố mẹ và anh trai, vậy mà chỉ sau một đêm tôi trở thành một người đàn ông vững vàng trước mọi biến cố. Tôi không cho phép mình được gục ngã. Mỗi ngày, tôi chỉ được ngủ bốn giờ đồng hồ, tôi bận đến nỗi không còn thời gian để đi loanh quanh tìm Mạt Mạt một cách mơ hồ. Chỉ những lúc đêm về, trước khi mệt mỏi chìm sâu vào giấc ngủ, tôi mới thầm phán đoán một mình, người con gái đó không biết hiện giờ sống như thế nào, đứa con trong bụng không biết có bình yên không... Còn những kỷ niệm trước đây giữa hai chúng tôi nữa, không biết có phải cô ấy đã sớm quên hết rồi không. Hôm tòa xét xử cồng khai, cả nhà tôi đều có mặt đầy đủ. Tôi muốn bố mẹ ở nhà chờ kết quả nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ nói, dù kết quả phiên tòa như thế nào, mẹ bảo đảm rằng sẽ không làm mất mặt trước người ngoài. Tôi hiểu rõ ngụ ý của mẹ, dù rằng trong con mắt của người ngoài, anh trai là một tên tội phạm đã phạm phải hai tội lớn là cưỡng hiếp và giết người. Nhưng cho dù thế nào, pháp luật cũng phải nghiêm trị những hung thủ tàn ác như vậy, điều đó cũng họp với mong muốn của nhiều người. Đã ba tháng rưỡi rồi, cuối cùng chúng tôi cũng được nhìn thấy anh trai. Anh trai gầy đi nhiều, mái tóc cắt ngắn kiểu đầu đinh, bộ dạng vồ cùng tiều tụy, râu ria mọc lởm chởm, tay mang còng số tám. Tồi gần như không nhận ra anh nữa. Anh bị ấn xuống, ngồi yên bất động trong ghế bị cáo. Đâu còn chút dáng vẻ bừng bừng khí thế của anh như ba tháng trước đây nữa. Mẹ vừa nhìn thấy anh trai đã thất thanh gọi tên anh, sau đó, chợt nghĩ đến chuyện mất mặt, mẹ lại vội vàng lấy tay bịt miệng lại, toàn thân run lên, cố gắng kìm nén những giọt nước mắt. Anh nhìn chúng tôi một cái từ xa rồi quay mặt đi, không nhìn thêm một lần nào nữa. Chỗ dành cho bị cáo có khoảng trên dưới mười người, số ít trong đó là phụ nữ. Tất cả đều mặc áo cánh màu vàng giống nhau, đồng loạt cúi đầu. Hầu như không nhìn rõ được gương mặt của họ xấu hay đẹp nữa. Ở hàng ghế ngồi dành cho người đến dự phiên tòa, tồi lại bất ngờ nhìn thấy Uyển Nghi! Cồ ấy ngồi ngay trên hàng ghế trước mặt tồi. Tồi khe khẽ hỏi cô ấy: "Sao em biết hôm nay xét xử vụ án của anh trai anh?". Uyển Nghi quay đầu nhìn tôi một cái đầy ai oán. Quầng thâm đen hiện rõ quanh mắt Uyên Nghi khiến cô ấy không còn giữ dược nét trẻ trung xinh đẹp như thường ngày nữa. Sao cô ấy lại có thể trở nên suy sụp và gầy yếu như vậy. Cồ ấy không trả lời câu hỏi của tôi, chỉ chào mẹ tồi một tiếng. Mẹ tôi gật đầu. Cô ấy liền quay người lên, không để ý đến chúng tôi nữa. Bỗng nhiên, một bóng dáng quen thuộc lướt qua trước mắt tôi. Đó chính là thai phụ đang ở những tháng cuối Mạt Mạt, người đã Mất tích suôi một tháng nay! Khuôn mặt cô ây trắng bệch, bước vào phòng, đôi mắt cô ấy nhìn thằng, tìm vị trí gần góc cửa ra vào rồi khó nhọc ngồi xuống, vầng trán cồ ấy đã ướt đẫm mồ hồi, đôi tay bé nhỏ đang bấu chặt vào chỗ dựa lưng của hàng ghế phía trước, nắm chặt đến nỗi các khớp xương đều trở nên trắng bệch. Tôi cố gắng giữ thái độ thật bình thản, không để bố mẹ nhìn thấy cô ấy. Tôi sợ bố mẹ vì anh trai mà trút mọi oán hận lên đầu cô ấy. Mạt Mạt đã gần đến kỳ sinh nở, tôi sợ nếu bố mẹ có hành động gì quá khích sẽ khiến cô ấy hoảng sợ. Nhưng quả thực, hôm nay, cô ấy không