Showing posts with label giới tính. Show all posts
Showing posts with label giới tính. Show all posts

Thursday 17 September 2015

Tự ti trước vợ, nhu nhược trước gia đình, tôi đã để kẻ khác nuôi con mình

Càng sống bên em, tôi lại càng tham lam, muốn chiếm hữu em nhiều hơn, đợi chờ nhiều hơn, chỉ mong sao em li dị, trở về sống bên tôi, tôi muốn bù đắp lại. Nhưng em luôn từ chối, tôi lại không đủ mạnh mẽ để dứt khoát với em.
Tôi 41 tuổi, đã có 2 con trai đã lớn, một đứa 21, một đứa 19 tuổi, đều đang học Đại học. Tôi và mẹ của 2 con quen nhau từ khi còn bé tí. Ngoại hình tôi cũng được, tính tình chịu khó, chăm chỉ, mỗi tội học dốt. Cô ấy trông bình thường nhưng nhìn duyên với nụ cười má lúm đồng tiền, có nét hơi tây tây với cái cằm chẻ và học giỏi có tiếng.
Gia đình tôi khá giả, anh em họ hàng hầu hết đều xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Tôi cũng từng sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc 8 năm trước khi mở cửa hàng buôn bán riêng. Tôi thích và yêu em từ khi là học sinh lớp 7. Gia đình em thì nghèo khó, mẹ hay ốm yếu, bố em hồi trẻ phiêu bạt Nam Bắc kiếm kế sinh nhai nuôi vợ con. Nhưng mẹ tôi mới là rào cản lớn nhất ngăn cản tình duyên của bọn tôi.
Ngày xưa, bố tôi từng yêu dì ruột em trước khi lấy mẹ tôi. Cậu ruột em lại lấy em mẹ tôi. Thời đó, vì rượu chè, cờ bạc, khi say cậu hay đánh dì tôi đến nỗi sẩy thai. Sau này họ li dị, dì tôi đi kinh tế rồi lập gia đình ở Tây Nguyên, còn cậu em cũng lập nghiệp ở trong Nam. Chính vì những nguyên nhân đó mà bên nhà ngoại tôi và em thù hằn nhau, mẹ tôi căm ghét, thù địch gia đình em.
Số trời hành hạ, tôi lại yêu điên cuồng người con gái mà mẹ tôi ghét nhất. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, thi đại học trượt, tôi đi học nghề rồi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Ban đầu, gia đình đã chạy vạy cho tôi sang Nhật, nhưng sau khi biết em đi du học bên Hàn thì tôi một mực đòi đi Hàn bằng được. Em vì học giỏi, thi đậu ngành ngoại ngữ, nên sau 1 học kỳ được học bổng đi du học, em sang trước tôi hơn nửa năm.
Hồi ấy, phong trào học ở quê tôi không được như bây giờ, em là người đầu tiên được đi học ở nước ngoài, hiện tại gia đình em có 3/4 chị em đều đã từng được du học ở nước ngoài, vì thế chuyện về nhà em giống như một “huyền thoại” ở quê tôi vậy. Ở quê, vốn yêu em đơn phương, vì tôi lúc nào cũng mang mặc cảm mình dốt nát, kém cỏi hơn. Nhưng cái nhiệt huyết, đam mê tuổi trẻ khiến tôi luôn muốn được gần người mình yêu, dù là không đến với nhau cũng chấp nhận.
Từ ngày sang xứ người, thiếu thốn tình cảm gia đình thì tình yêu tôi dành cho em càng lớn, em giống như là cả thế giới, là báu vật vô giá nhất trên đời mà tôi có. Hai đứa cách nhau 3 thành phố, nhưng mỗi khi có dịp dù chỉ 1 ngày được nghỉ, cứ vài tuần tôi lại đón tàu điện sang thăm em. Rồi bọn tôi yêu nhau, quãng thời gian được sống bên em là quãng thời gian đẹp nhất trong đời.
Sau vài tháng, chúng tôi đi quá giới hạn, sau đó em có thai. Dù biết cuộc sống phía trước có vô vàn khó khăn, nhiều thứ cần phải đối mặt, nhưng chúng tôi quyết định giữ con lại. May là em chửa “giấu bụng” và lại vào mùa đông nên không bị phát hiện. Chúng tôi may mắn được bà chủ nhà trọ người Hàn Quốc thương yêu đùm bọc, nhận làm con nuôi, chăm sóc con tôi như cháu ruột của bà. Khi ấy, tôi chưa hết hạn hợp đồng với công ty, nên mỗi khi được nghỉ là lật đật chạy về thăm 2 mẹ con, sau khi hết hạn 3 năm tôi chuyển đến sống cùng em và con, chúng tôi có thêm một cháu trai nữa sinh đúng vào mùa tuyết rơi.
Quãng thời gian ở Hàn, tôi đã làm việc rất vất vả, rất chăm chỉ, mối ngày làm từ 8h sáng tới hơn 10h đêm, có hôm tới 1,2h sáng mới về kể cả dưới cái rét căm căm, tuyết rơi dày đặc bên xứ người. Cuộc sống cơ cực là thế, nhưng mỗi lần về căn phòng trọ nhỏ, thấy con ngủ ngon và em vẫn nằm đợi mình, lòng tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng.
Phần về em, ngoài học bổng em cũng đi làm thêm, là người biết tằn tiện, nên ngoài gửi tiền về nước đều đặn, chúng tôi vẫn có ít dư dả làm vốn. Hai đứa cũng không có thời gian cho nhau nhiều, lại vướng con mọn nên cũng không khi nào cãi nhau. Có điều, càng sống với em, tôi càng cảm thấy mặc cảm. Dù cũng kiếm ra tiền, nhưng tôi vẫn là lao động chân tay, ít chữ. Em thì học giỏi, học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Thời gian ấy, người xa xứ hay chuộng điện thoại, chát chít, lên mạng tán gẫu với nhau, tôi thì không biết tí tẹo nào về máy vi tính. Tôi không có thời gian để học, cũng không có tư duy để học, với lại tôi có cả thế giới để quan tâm ở bên, nên cũng không liên lạc ai nhiều, mãi cho đến sau này con trai lớn chỉ dạy cách sử dụng máy tính và điện thoại cảm ứng mới biết thế nào là công nghệ.
Hổi đó, mỗi lần em gõ bàn phím cạch cạch hay vùi đầu vào sách vở thức trắng đêm vì làm luận án, thi cử, tôi lủi thủi trông con mà lòng cảm thấy mình sao mà hèn kém. Một phần lý do em cố gắng học thật tốt là để được ở lại nhưng em càng học cao, sự tự ái trong tôi càng lớn. Không biết từ lúc nào trong đầu tôi hình thành ý nghĩ giải thoát cho em, để em tìm được người phù hợp với mình hơn.
Khi con trai lớn sắp lên 7 tuổi, tôi cũng đã tích cóp được một số vốn để về mở một cửa hàng. Tôi quyết định đưa con về nước để làm giấy khai sinh và cho chúng được đi học. Nhờ mẹ nuôi bảo lãnh, tôi đưa con về nước an toàn, em ở lại thêm mấy tháng hoàn tất khóa học.
Lúc cả nhà đón tôi ở sân bay, mẹ tôi đã phát hoảng khi thấy tôi dẫn theo 2 con về cùng với một người phụ nữ Hàn lớn tuổi. Mẹ tôi vốn là người tháo vát, ma lanh, giỏi thu vén, nhưng đanh đá, chua ngoa số một. Biết chuyện em là mẹ của con tôi, không chỉ thấy mặt tôi là chửi, bà còn làm ầm ĩ cả bên nhà em, mắng nhiếc, sỉ vả, nhục mạ, đay nghiến đủ cả.
Thời gian đầu về nước, thay vì hạnh phúc như những người đồng hương khác được nhiệt nhiệt chào đón, cuộc sống với tôi như địa ngục vậy. Bố mẹ em suy sụp tới nỗi hai ông bà phải nằm viện. Tôi xấu hổ không dám tới nhà em, chỉ đến thưa chuyện và nhờ bố em đi làm khai sinh cho con. Làng xóm bàn tán, mẹ và họ hàng đay nghiến, mệt mỏi nhất là đưa con về đúng mùa hè, trời nắng gắt 37, 38 độ, chúng không thích nghi kịp, hai đứa cứ thay nhau nằm bệnh viện lại chỉ bám lấy bố, không cho một ai đụng vào.
Chưa hết, thức ăn lạ miệng, cái gì cũng không quen, không ăn, đứa nào đứa nấy xanh như tàu lá chuối. Thằng em suốt ngày khóc lóc đòi mẹ, cứ tối đến là nằng nặc đòi sờ ti mẹ, có đêm cắn ti bố sưng vù chảy máu. Ôm con vào lòng, thương con, nhớ em mà lòng kìm nén nhiều áp lực, có lúc bật khóc.
Một khi thằng đàn ông quyết tâm bạc với người phụ nữ của hắn thì có lẽ không ai bạc bẽo hơn được. Tôi đã đối xử với em bạc không thể tưởng tượng được. Không phải vì gia đình phản đối, cũng không phải không thương em và con mà vì muốn tốt cho em, muốn để em có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn nên tôi chia tay em.
Tôi mở một cửa hàng trên thị trấn. Còn em sau khi về nước thì ở lại Thủ đô đi dạy ở trường cũ. Được một thời gian thì em chuyển hẳn vào Nam, lập gia đình. Tôi ở vậy gà trống nuôi con, yêu quý và phụng dưỡng bố mẹ em như con rể của họ. Từ ngày mẹ em mất vì ung thư, bố em gầy còm, vò võ sống một mình, tôi thương ông nhiều hơn. Con cái ông thoát li, có bảo đón ông lên phụng dưỡng nhưng ông vẫn thích sống ở quê, lấy nuôi bò làm thú vui.
Hai con tôi yêu thương bên ngoại nhiều hơn nội, mẹ tôi cũng không mấy để tâm đến cháu. Em lập gia đình, có thêm một trai một gái, gia đình chồng bề thế, vợ chồng thành đạt, em vẫn một tháng đôi lần bay ra thăm nhà và bố con tôi. Con tôi cũng hiểu chuyện, chúng vẫn luôn coi như mẹ đi làm ăn xa, ơn trời chúng được hưởng thông minh từ mẹ. Nhiều lúc tôi cũng muốn lập gia đình, nhưng đợi các con trưởng thành xong mới tính. Thật ra, dù em lấy chồng, mối quan hệ của tôi với em chưa chấm dứt, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi vẫn lao vào nhau như những kẻ đói khát, nhiều khi bọn tôi ôm nhau khóc. Tôi luôn có cảm giác tội lỗi với chồng em, nhưng tôi lại không thể vứt bỏ được tình cảm dành cho em, nỗi nhớ em khiến tôi trở thành kẻ thứ 3 hèn yếu, nhu nhược và day dứt. Bao nhiêu lần muốn chấm dứt, nhưng cứ hễ gặp em là tôi như quên hết mọi thứ trên đời. Tôi cứ lặng lẽ sống kiếp người tình nửa công khai, nửa bí mật của em suốt hơn chục năm qua, chăm sóc hai báu vật quý giá của chúng tôi mà không một lời kêu than và hối tiếc. Mọi chuyện có lẽ vẫn thế trôi đi, cho đến hơn 1 năm trước. Khi tôi nhận được điện thoại của con trai lớn, đang sống và học gần em, nó bảo tôi phải vào gấp. Lật đật bay vào gặp con mới biết sự thật kinh hoàng. Đứa con trai 3 tuổi của em đang nguy kịch, phải cấp cứu vi ngã cầu thang do ôsin bất cẩn. Lúc ấy, con tôi bảo: mẹ bảo con truyển máu cho em, không mua máu bệnh viện vì mẹ sợ em bị lây bệnh, cu Tin là em ruột con bố ạ.
Tôi bảo con, nó là em cùng mẹ khác cha thì cũng là em ruột con mà. Nhưng nó lại trả lời rằng không đâu, nó là con bố vì chồng mới của mẹ bị “bóng”. Cả bé Bông tức con gái lớn của em cũng là con bố nữa, mẹ bảo thế. Tôi quá bất ngờ, không thể tin vào tai mình nữa, cứ lặp đi lặp lại hỏi con.
Tôi đến gặp chồng em, anh ta nói em biết chuyện này ngay từ đầu vì gia đình danh giá ấy cần vỏ bọc, em cũng cần vỏ bọc. Họ thương yêu em và 2 đứa con như ruột thịt, ba má chồng em có thể chấp nhận chúng tôi qua lại nhưng không đồng ý li dị. Vợ chồng em giống như 2 người bạn tri kỉ, anh ta quan tâm và yêu thương con chân tình dù biết rằng đó không phải giọt máu của mình. Anh ta nói kể cả họ có li hôn, anh ta cũng sẽ quyết dành quyền nuôi con, cho dù vợ chồng họ chưa từng gần gũi thể xác nhưng về pháp lý và thực tế chúng vẫn là con anh ta.
Con tôi bảo, mỗi lần đến chơi thấy gia đình họ chiều chuộng con cháu và tính cách của 2 đứa nhỏ, nó sợ lớn lên chúng sẽ hư. Tôi buồn và suy nghĩ nhiều, không biết khi con lớn lên, biết sự thật, chúng sẽ như thế nào. Từ ngày biết chuyện, không ngày nào là yên lòng, giận mình, thương mẹ con em, mọi chuyện tại tôi mà ra. Từ khi đứa thứ 2 vào đại học, tôi sống cô độc một mình, tất bật với việc buôn bán, rồi lại lủi thủi một mình ra vào, tôi suy nghĩ nhiều hơn, trằn trọc mất ngủ suốt.
Đang ở tuổi sung mãn của đàn ông, nhiều lúc bản thân có những đòi hỏi và ham muốn nhiều. Cũng có lúc muốn lấy vợ về vui cửa vui nhà để bớt cô đơn. Có người mai mối cho vài đám, nhưng cứ lần lữa chẳng thích ai cả. Trước giờ tôi chí thú làm ăn, ít tụ tập, không rượu chè, chỉ lo nuôi con ăn học, tiền bạc làm ra đều để dành dụm tích cóp cho con, bản thân không chi tiêu gì thành thử tôi rất ít bạn bè.
Thời gian rảnh rỗi, tôi lên mạng chát chít tìm thú vui, được vài bữa lại chán. Hình như cái tôi kiên trì nhất là chờ đợi em về mỗi tháng vài ba lần, mỗi lúc ấy, tôi giống như trời hạn mong mưa, rồi lại rơi vào hố sâu hụt hẫng khi phải xa em. Càng sống bên em, tôi lại càng tham lam, muốn chiếm hữu em nhiều hơn, đợi chờ nhiều hơn, chỉ mong sao em li dị, trở về sống bên tôi, tôi muốn bù đắp lại. Nhưng em luôn từ chối, tôi lại không đủ mạnh mẽ để dứt khoát với em. Cuộc sống của tôi bây giờ có phải là bệnh hoạn hay không, tôi cũng không biết sao nữa…

Wednesday 16 September 2015

"Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa về với phở ăn cơm"

Lấy chồng là giảng viên một trường ĐH nổi tiếng, Huệ quyết định từ bỏ sự nghiệp ca hát đang lên, về lo cho chồng. Chẳng ngờ chỉ 2 năm sau, anh chồng đã ngoại tình
Vai diễn "ông chồng kiểu mẫu"
Trong một lần tình cờ, Huệ nhìn thấy chồng đi cùng một cô gái trẻ đẹp vào siêu thị, trông họ không khác gì vợ chồng son. Chị ngay lập tức xâu chuỗi những biểu hiện bất thường của chồng mà bấy lâu nay mình không quan tâm vì quá yêu chồng. Đến khi câu hỏi về mối quan hệ của chồng với cô gái lạ ngày càng day dứt, chị quyết định nhờ công ty thám tử điều tra danh tính cô gái này. Đến giờ, Huệ vẫn không thể tin được chuyện chồng ngoại tình là sự thật. Anh đã từng theo đuổi chị đến 8 năm trời mới nhận được cái gật đầu từ chị, sau đó khi lấy nhau, chị nói gì anh cũng nghe. Thậm chí, trước đây khi chị vẫn còn vương vấn với người yêu cũ, định đi đến hôn nhân, anh ta đau khổ đến mức từng tự tử hụt vì chị.
Vậy mà chỉ sau 6 năm chung sống, người chồng từng thề sống thề chết chung thủy với chị lại có tình nhân. Chị đã cố gắng không tin, nhưng mỗi lần nhớ đến cảnh chồng và cô gái trẻ kia dắt tay nhau vào siêu thị mua sắm là lại đau thắt lòng. Chồng chị Huệ tên Phong, hiện là giảng viên trường ĐH. Anh có sự nghiệp vô cùng rạng rỡ khi vừa dạy tại trường, vừa cộng tác tại một công ty dầu khí lớn nhất nhì nước. Khi nhận lời lấy Phong, Huệ đang là một ca sĩ nhiều triển vọng. Nhưng cuộc hôn nhân với người chồng đang phát triển nhanh chóng về sự nghiệp khiến cô quyết định lui về hậu trường, không đi hát nữa để làm tròn thiên chức làm vợ, làm mẹ. Sau này, khi con đã cứng cáp, Huệ có mở một shop thời trang để kinh doanh thêm. Cuộc sống êm đềm trôi đi, người ta tưởng rằng không gì có thể chia cắt cặp vợ chồng quá đẹp đôi như Phong và Huệ.
Suốt 6 năm chung sống, Phong thường xuyên ca ngợi vợ mình với bạn bè, đồng nghiệp. Anh đối xử với Huệ tốt đến mức cả khoa Dầu khí nơi anh công tác đều nói: "Trên Trái Đất này chẳng còn ai yêu vợ bằng anh". Thậm chí các bà vợ của đồng nghiệp trong khoa luôn đem anh ra so sánh "làm gương" cho mấy ông chồng.
Theo yêu cầu của chị Huệ, việc theo dõi chồng chị phải được các thám tử tiến hành tuyệt đối bí mật. Chị không muốn mọi chuyện rùm beng lên, báo chí bấy lâu vẫn tò mò về cuộc sống của chị sẽ được dịp khơi ra và lúc ấy người xấu hổ sẽ là chị. Ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ, các thám tử theo sát Phong ngay từ lúc anh bước ra khỏi nhà. Lịch trình của anh này giống như một nhân viên Nhà nước bình thường, sáng 6h30 anh lên trường, chiều 5h30 tan sở. Sau giờ làm, Phong thường đến shop phụ giúp vợ một chút rồi về nhà. Lịch trình của Phong ngày nào cũng đều đặn như vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong 5 ngày theo dõi Phong đó là trưa nào cũng tầm 11h hơn anh ta đều chạy xe đến nhà một ai đó ăn cơm, ngủ nghỉ sau đó mới trở lại trường đi dạy. Căn nhà nơi Phong thường ghé ăn trưa nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách mạng Tháng 8. Tuy đó chỉ là căn nhà hai tầng nhỏ gọn nhưng bên trong khá đầy đủ tiện nghi. Ngoài buổi trưa xen giữa hai buổi lên lớp, có buổi chiều Phong không về nhà mà đến đón cô gái trẻ ở căn nhà hai tầng rồi cả hai đến một nhà hàng cách xa trung tâm thành phố để ăn tối. Ngày nghỉ, Phong ra khỏi nhà lúc 5h sáng. Giám đốc Duy đã giao cho các thám tử, nhận được thông tin từ chị Huệ, đã túc trực trước cổng nhà chị Huệ để theo bước Phong vào lúc sáng sớm.
Hóa ra "anh chồng mẫu mực" này chạy xe tới căn nhà hai tầng kia để đón tình nhân đi chơi. Các thám tử phải rất vất vả mới theo sát được Phong, bởi đường dài và thậm chí có lúc mất dấu. Phong đưa người phụ nữ trẻ tới bến xe, cả hai cùng bắt xe đi Vũng Tàu, các thám tử cũng mua vé đi theo hai người. Tới Vũng Tàu, họ cùng nhau ăn uống nghỉ ngơi và tắm biển. Đến 5h chiều, họ bắt xe về thành phố và đi ăn xong mới ai về nhà nấy. Thời hiện đại, dân gian thường ví vợ là "cơm", còn bồ là "phở". Hoạt động của anh chồng Huệ đúng với câu nói hài hước: "Sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa đón phở đi ăn cơm". Vì lịch trình "tuyệt mật" đó mà cuộc tình vụng trộm của Phong đã diễn ra khá lâu mà tất cả bạn bè, người thân không ai hay biết.
Qua tìm hiểu của các thám tử được biết, cô gái trẻ kia tên là Vân, người Tiền Giang, hiện đang học Thạc sĩ năm cuối tại trường ĐH Bách khoa. Cô này nổi tiếng là hoa khôi Bách khoa và được khá nhiều anh chàng theo đuổi. Phong trước đây từng dạy Vân vài môn cơ sở, họ quen và yêu nhau từ hồi Vân mới học năm nhất, tức là sau 2 năm lấy Huệ làm vợ. Dù biết Phong đã có vợ nhưng Vân vẫn bỏ qua và lén lút qua lại với thầy giáo.
Họ sống cùng nhau như vậy gần 4 năm trời, tuy Phong ít ở lại cùng Vân nhưng hàng xóm ai cũng nói họ không khác gì vợ chồng son. Mối quan hệ của họ không một người quen nào biết, kể cả đồng nghiệp của Phong lẫn bạn bè của Vân. Mỗi lần gặp nhau, đi ăn uống họ đều đi rất xa trung tâm thành phố để tránh gặp người quen.
Nếu không có một lần Huệ tình cờ đi đưa hàng ở một siêu thị xa lắc rồi nhìn thấy chồng tình tứ đi chợ với người đàn bà khác, có lẽ mối quan hệ ngoài luồng của Phong sẽ không bao giờ bị phát giác. Tiếc cho tình yêu của một cặp đôi tưởng vượt qua những tháng năm dài trắc trở sẽ có được hạnh phúc, vậy mà… Sau này, nghe đâu Huệ đã ly dị chồng. Cô không làm ầm lên mọi chuyện mà chỉ lặng lẽ đưa tờ đơn cho Phong ký… Người phụ nữ ấy lại thêm một lần rơi nước mắt khi người chồng kề bên mình suốt 6 năm trời lại ăn ở hai lòng. Ngoại tình tuy thiên hình vạn trạng nhưng có thể quy về ba dạng phổ biến: Ngoại tình đột xuất, ngoại tình kinh niên và vừa ngoại tình vừa bạo hành. Mỗi loại nên có cách ứng xử thích hợp. Ngoại tình đột xuất do một cơ hội hay tình huống nào đó có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả với người chồng xưa nay chung thuỷ. Trong trường hợp này, tha thứ là hơn nếu họ thực sự ăn năn hối cải. Loại ngoại tình kinh niên thì hạnh phúc rất mong manh, chỉ có đau khổ là thường trực.
Những người chịu đựng thường là sống phụ thuộc vào chồng. Còn ngoại tình ngang nhiên lại đánh vợ thì khỏi phải phân vân: Ly hôn sớm ngày nào hay ngày ấy! Vậy nên, câu hỏi làm gì khi chồng ngoại tình, trả lời thật không đơn giản. Nó còn phụ thuộc vào ngoại tình ở dạng nào và cái "chất" của người vợ thế nào.

Saturday 12 September 2015

Nhờ chiếc quần quên kéo khóa tôi biết được tội lỗi tày trời của chồng

Khi viết ra những dòng này tôi đang rơi vào trạng thái đau khổ đến cùng cực. Tôi đã mất hết niềm tin vào người đàn ông đầu ấp tay gối với mình hơn 7 năm qua. Có nằm mơ tôi cũng không ngờ được rằng chồng và ô sin lại dám dan díu với nhau ngay trên chính chiếc giường ngủ của mình. Tôi không ngờ người phụ nữ ấy lại có thể cướp chồng mình một cách dễ dàng đến như vậy…
Lúc chuẩn bị đi làm trở lại sau khi sinh đứa con thứ hai tôi và chồng quyết định tìm giúp việc để trông con. Cả tháng trời tìm kiếm người giúp việc cuối cùng tôi cũng chọn được một chị tầm 40 tuổi, do bạn tôi giới thiệu. Chị ấy đã làm giúp việc cho nhà cô bạn tôi 4 năm rồi, và trông trẻ rất khéo. Thấy tôi sốt ruột tìm ô sin, trong khi con bạn thì cũng đã lớn không cần người trông nữa nên cô ấy đã nhường chị cho tôi.
Tôi mừng lắm, vì giờ tìm được người biết việc đã khó đằng này lại là người tin tưởng được thì còn gì bằng. Bao nhiêu cái lo lắng dường như tiêu tan hết. Mà thú thực khi nhìn thấy chị ấy chưa khi nào tôi nghĩ đến cái chuyện có ngày chồng sẽ lăng nhăng với chị ta vì chị ấy thuộc vào hàng “xấu mã”.
Qua mấy hôm quan sát chị dọn dẹp và trông con giúp tôi đã hoàn toàn yên tâm để con lại cho chị và đi làm. Chị làm được 1 tháng thì tôi đã coi chị như người trong nhà. Thương chị góa chồng, một mình vất vả đi làm nuôi hai đứa con, mà con chị cũng phải để ở quê với bà ngoại nên thỉnh thoảng tôi lại mua ít quần áo hay bánh kẹo để chị gửi về cho các con.
Chồng tôi từ ngày có giúp việc thì anh cũng nhàn hẳn. Ngày trước, ăn tối xong anh phải trông con giúp tôi để tôi dọn dẹp thì bây giờ ăn xong là anh chễm chệ trên ghế ôm cái điều khiển ti vi. Nhiều khi ông hàng xóm ới một cái là đã tót sang ấy chè cháo ngay chứ chẳng phải hỏi vợ xem có cần giúp gì nữa không rồi mới dám đi như trước đây. Tôi cũng chẳng trách chồng vì thời gian trước anh cũng vất vả nhiều. Vừa việc cơ quan về lại phụ vợ việc nhà. Giờ có người giúp việc coi như cũng là để anh nghỉ ngơi. Nhiều lúc tôi chỉ sợ chồng rảnh quá lại sinh ra bù khú với mấy ông hàng xóm vì các ông ấy ông nào cũng nghiện rượu, nhưng anh lại chẳng dính vào cái đó mà dính vào chính chị ô sin ngày thường anh vẫn chê là “già hơn cả chục tuổi so với khai sinh”.
Tôi chẳng mảy may nghi ngờ gì mối quan hệ vụng trộm này của chồng, chỉ là gần đây thấy chị giúp việc hay lấy cớ để vào phòng ngủ của vợ chồng tôi. Lúc là lấy quần áo cho con tôi, lúc là lấy một số vật dụng khác cho bé lớn… Toàn những lý do chính đáng cả nên tôi chẳng soi xét kỹ làm gì. Chỉ cho tới một hôm…
Hôm ấy là ngày chủ nhật, tôi cho 2 con sang bà ngoại chơi để chị giúp việc ở nhà. Chồng không sang cùng vì công ty anh có việc, chiều mới xong. Trưa hôm ấy sau khi ăn cơm xong tôi sực nhớ ra mình quên túi hoa quả mua cho bà ngoại nên đã phóng xe máy về nhà lấy.
Về đến nhà tôi thấy xe của chồng đã dựng ở sân, vậy là anh đã về mà không thấy điện báo tôi. Vào nhà thấy vắng tanh, chắc chị giúp việc đang nghỉ ở phòng riêng của chị, vì mang ít đồ ăn về nên tôi định vào gọi chị dậy ăn cho nóng. Nhưng khi tôi định vào phòng chị thì lại thấy chị từ tầng 2 cũng là tầng có phòng của vợ chồng tôi đi xuống. Quần áo xộc xệch, chị vừa đi vừa búi tóc:
- Cô Hoa đã về đấy à?
- Em về lấy ít hoa quả sáng nay mua cho ông bà mà quên không mang, với lại em mang cho chị ít đồ ăn, chị ăn đi cho nóng.
-Tôi cảm ơn, tôi vừa lên tầng cô chú để dọn nhà vệ sinh nên cô về không biết. Chú về rồi đấy cô à.
Nghe chị nói dọn vệ sinh tôi thấy hơi là lạ. Bình thường chị ấy luôn dọn nhà tắm buổi tối sau khi vợ chồng con cái tôi đã vệ sinh cá nhân xong. Mà sao dọn nhà tắm quần áo lại xộc xệch, đầu tóc rối bù thế kia? Lòng nghi ngờ tôi tiến vào phòng ngủ của mình thì thấy chồng đang nằm dài trên giường. Đống chăn sáng nay tôi đã gấp gọn cũng bị bới tung ra.
-Anh về lâu chưa, sao không sang mẹ?
-Anh vừa về. Quá giờ trưa nghĩ mọi người ăn rồi nên anh không sang nữa mà về nhờ chị Vân nấu cho bát mì.
Nhìn căn phòng tôi cứ thấy như có chuyện gì đó vừa xảy ra ở đây. Lúc chồng đứng dậy thay quần áo vì anh vẫn đang mặc đồ đi làm thì chợt tôi nhìn thấy chiếc khóa quần chưa kịp kéo lên của anh. Lòng tôi trào lên một nỗi uất hận, tôi lao đến bên giường. Đúng là vội vàng họ chưa thể xóa hết dấu vết, tóc của chị ta vẫn còn vương trên giường ngủ của tôi.
Cầm những sợi tóc của người phụ nữ ấy trên tay tôi đã tát cho chồng một cái như trời giáng.
-Vội vã quá nên anh không kịp kéo cả khóa quần kìa. Anh là đồ khốn nạn, anh đã “chim chuột” với chị ta từ bao giờ hả?
- Không, không phải là anh cố tình phản bội em đâu. Do chị ấy cứ năn nỉ, vì lâu lắm rồi chị ấy chưa được…
- Anh im đi, những lời trơ trẽn như thế mà anh còn nói được sao. Tôi thật không ngờ, đúng là mình nuôi ong tay áo. Tôi cứ tưởng anh sẽ không bao giờ để mắt đến chị ta đâu, ai ngờ anh lại là loại người ham mê dục vọng đến vậy.
- Anh xin em, anh trót dại lần này thôi.
- Đừng có tìm cách lừa tôi nữa. Tôi không tin đâu.
Nói rồi tôi xuống nhà tống cổ chị ta đi ngay lập tức. Phải kìm nén lắm tôi mới không tặng cho chị ta một cái tát như vừa tặng lão chồng đốn mạt.
Từ hôm ấy tôi đã không ngủ ở phòng ấy nữa mà 3 mẹ con chuyển lên ngủ ở 1 phòng trống trên tầng 3. Chồng tôi đã tỏ ra ân hận và muốn tôi tha thứ nhưng tôi không thể nào bỏ qua tội lỗi tày trời này của anh ta được. Tôi đã nghĩ đến chuyện sống ly thân trước khi có quyết định cuối cùng cho cuộc hôn nhân này.

Friday 11 September 2015

Sững sờ vì bí mật của gia đình chồng

27 tuổi tôi cứ ngỡ tìm được bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời mình. Vậy mà tất cả những gì tôi có được chỉ là sự lừa dối và cái bí mật đáng ghê sợ của gia đình chồng.
Ngày anh về ra mắt nhà tôi, bố mẹ tôi vui lắm vì sắp có được một anh con rể chững chạc, hiền lành và thành đạt. Nói chung 2 gia đình rất môn đăng hộ đối. Anh là con trai lớn trong nhà, dưới anh còn có một cô em gái kém tôi 5 tuổi và một cậu em trai út. Đó là những gì tôi biết được về gia đình chồng.
Vì bố mẹ chồng tôi rất hiền và tâm lý nên cuộc sống làm dâu của tôi cũng không gặp nhiều khó khăn. Duy chỉ có một việc khiến tôi khó chịu đó là tính cách ẩm ương của cô em chồng. Nhiều lúc ngột ngạt quá tôi chỉ mong có ai lấy quách cô ấy đi cho xong để đỡ phải ở cùng.
Hàng ngày việc của cô ấy là chê bai, dè bỉu, nói xấu tôi với mọi người trong nhà. Có chút năng khiếu nấu ăn mà cô ấy biến tôi thành trò hề trong nhà. Mọi món tôi làm cô ấy đều mang ra chế giễu này nọ khiến tôi nhiều lúc xấu hổ với cả nhà. Nói chung mối quan hệ chị dâu – em chồng của tôi thật tệ mà chưa biết phải cải thiện thế nào dù tôi có cố gắng đến đâu.
Đã vậy lại còn suốt ngày xum xoe với chồng tôi. Lúc nào cũng nhõng nhẽo, đòi hỏi đủ chuyện. Nào là đi mua sắm, ăn uống đủ kiểu thậm chí còn đòi anh đưa đến trường và gần gũi với anh trai tự nhiên lắm. Là vợ, tôi không khỏi bực mình, ấm ức nhưng không biết phải làm sao vì có nói với chồng thì chồng cũng chỉ cười xòa bảo: Cô ấy được chiều từ bé nên thế!. Chuyện này cũng không trách được, anh em họ quý nhau từ khi tôi còn chưa về làm dâu.
Cô em gái suốt ngày xum xoe với chồng tôi. Lúc nào cũng nhõng nhẽo, đòi hỏi đủ chuyện.
Nếu thật sự chỉ là tình cảm anh em thắm thiết thì không nói làm gì đằng này sự thật lại bất ngờ hơn tôi nghĩ.
Sau khi về làm dâu được 5 tháng, tôi mới lờ mờ được biết hoàn cảnh thật của gia đình chồng qua lời của một bác hàng xóm. Hóa ra cô em gái này là con gái một người bạn của mẹ chồng tôi. Bạn của mẹ chồng tôi lỡ mang thai với người yêu, nhưng bị bạn trai phụ bạc nên sinh con xong, đã nhờ mẹ chồng tôi nuôi nấng giúp để làm lại cuộc đời. Vì thương hoàn cảnh của bạn thân, mẹ chồng tôi đem cô con gái về chăm sóc không khác gì con đẻ. Thỉnh thoảng, người bạn đó vẫn về thăm con gái.
Tôi cũng chỉ nghe để đấy chứ không dám hỏi lại chuyện này vì chuyện chỉ nghe qua người khác. Thế nhưng, tôi giật mình nghĩ, nếu lời bác hàng nói nói là đúng thì mối quan hệ của chồng và cô em gái kia chẳng hề liên quan tới nhau. Trong tôi bỗng xuất hiện một sự lo lắng lớn.
Từ ngày biết được thông tin đó, tôi chú ý hơn tới mọi thứ để tự mình tìm ra điều bí ẩn. Bằng linh cảm của người vợ, tôi đâm hoài nghi và xét nét với mối quan hệ của chồng và “em gái” kia. Và thực tế tôi cũng nhận thấy họ khôngđơn thuần là anh – em theo đúng nghĩa được.
Rồi một lần, cô ấy bị nghi là sốt vi rút, đêm hôm tôi định sang phòng ngó xem cô ấy có cần gì không để giúp thì chồng không cho sang với lý do, sợ tôi sức khỏe yếu lây bệnh thì khổ. Anh giành việc sang chăm em gái lúc nửa đêm. Tôi cũng để chồng đi sang đó, rồi một lát lặng lẽ sang sau. Vừa tới cửa tôi đã nghe tiếng thủ thỉ, nhõng nhẽo của cô em chồng: “Sao anh lại lấy vợ? Anh, ly hôn đi. Em sẽ chăm sóc anh đến hết đời”. Tôi không thể thấy biểu cảm của anh lúc đó là gì nên cũng không dám phán xét. Chỉ biết rằng ngay sau khi cô em chồng thốt ra những lời đó thì chồng tôi rời phòng cô ấy.
Cho đến bây giờ, tôi thực sự hoang mang. Có vẻ như nhà chồng đã giấu tôi chuyện cô em kia không phải là máu mủ nhà họ. Nhưng điều tôi băng khoăn và lo lắng hơn nữa chính là việc giữa chồng tôi và cô ấy liệu có từng nảy sinh tình cảm với nhau? Tôi có phải là người mà anh thực sự muốn cưới?
Thực tế, 2 con người đó dù gì cũng không có mối quan hệ huyết thống, nếu có tình cảm với nhau cũng là chuyện không lạ. Chỉ có điều là gia đình chồng tôi có biết tình cảm của cô em ấy dành cho chồng tôi hay không? Nếu biết thì làm sao họ lại hành xử như thế?
Bây giờ, người khó xử và không biết phải làm sao lại chính là tôi. Hỏi cho rõ cũng không được. Mà âm thầm ra đi cũng chẳng xong. Một là vì điều tiếng, hai là tôi thực sự yêu chồng mình và trân trọng sự đầm ấm, hòa nhã, tình cảm của mọi người trong gia đình chồng. Tôi nên chọn cách nào đây, tiếp tục sống với gia đình chồng như thế này hay từ bỏ? Mong lời khuyên đúng hướng từ mọi người.

Friday 4 September 2015

Trắng đêm canh cửa phòng tân hôn vì sợ con trai “quá sức”

Thấy con trai mấy ngày mất ăn mất ngủ vì lo đám cưới, bà mẹ thấp thỏm canh cửa phòng tân hôn vì sợ con gặp chuyện chẳng lành. Bạc đầu vẫn phải lo cho con Sự quan tâm, nuông chiều của cha mẹ, cam chịu làm “nô lệ” cho con từ việc nhỏ đến việc lớn không chỉ khiến con trẻ thụ động, sống ỉ lại mà còn khiến các bậc cha mẹ cũng khốn khổ vì con. Ở tuổi gần 50, làm mẹ của hai đứa con, một trai một gái, một đứa năm nhất, một đứa năm cuối đại học, những tưởng chị Hạnh (Đống Đa, Hà Nội) sẽ “được nhờ”. Nhưng vì chiều con, không để con đụng tay vào bất cứ việc gì nên ngày hai bữa sáng – tối chị vẫn tự lọ mọ chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình. Con gái 19 tuổi, ăn xong cái bát cũng không phải rửa. Con trai 22 tuổi, hoa quả phải gọt sẵn cho vào đĩa, bưng lên phòng riêng mới chịu ăn. Chị bảo, chị thích việc bếp núc, thích chăm sóc con cái nên thấy những việc mình làm không có gì vất vả. Nhưng chị không biết rằng, “tình yêu thương” của chị khiến con thụ động, thiếu kỹ năng sống, không thể hỗ trợ khi mẹ gặp sự cố. Một lần, chị bị ngất ở cơ quan, đồng nghiệp đưa chị vào viện. Chồng thì đang đi công tác xa, gọi cho hai đứa con thì chúng ú ớ hỏi “làm gì bây giờ ạ”. Phải đến 2 tiếng sau cậu con trai lớn mới “mò” được đến bệnh viện, trong khi quãng đường đi chỉ 6 km. Thấy chị tỉnh, đồng nghiệp gợi ý gọi con gái đến chăm cho tiện thì chị gàn “thôi được rồi, chị không sao”. Sau rồi mọi người mới biết, con gái được đưa rước từ nhỏ, xe máy không biết đi, đường không biết lối, có đến bệnh viện có khi còn khiến chị bận tâm hơn. Một bà mẹ khác thì chăm sóc, lo lắng cho con trai đến mức đứa con lấy vợ rồi vẫn muốn chở che. Chị Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng, nếu 3 năm trước chị không đấu tranh ra ngoài sống riêng thì có lẽ giờ này gia đình chị đã tan đàn xẻ nghé. Chị kể, chồng chị là con một, từ bé đến lớn đều bị bố mẹ quản lý, đi đâu cũng có bố mẹ tháp tùng, không dám thả ra vì sợ chơi bời, lêu lổng. Đến khi đi làm cũng bố mẹ xin việc cho rồi quản lý tài chính, giờ giấc đi lại. Ngày hẹn hò với chị, mỗi lần đi cà phê, xem phim đều phải xin phép, phải xin tiền mẹ. Đi chơi đến 10 giờ đêm là mẹ gọi điện hỏi đang ở đâu, sắp về chưa. Đến khi lấy nhau rồi, chị Hằng mới thấm thía cái thói “bám váy mẹ” của chồng. Và chị cũng phải “nể phục” tâm sức quan tâm, chăm sóc con của mẹ chồng. “Kể ra tưởng tiểu thuyết, đêm tân hôn mẹ chồng cứ ra lại vào phòng ngủ của hai vợ chồng, lúc vào kiểm tra chăn đệm có đủ ấm không, lúc vào đưa cho chồng cốc nước. Mình thấy kỳ kỳ nhưng cũng kệ. Đến gần nửa đêm hai vợ chồng chuẩn bị đi ngủ rồi, mình mở cửa phòng đi đánh răng rửa mặt thì thấy mẹ lù lù ở cửa, giật bắn mình. Hỏi mẹ có chuyện gì thì bà kéo mình ra bảo con ơi thằng Q. mấy hôm nay mất ăn mất ngủ vì lo đám cưới, sức khỏe giảm sút đi nhiều, hai đứa đừng làm gì quá sức. Bà con dặn nếu có bị thượng mã phong thì phải kêu lên ngay để bà vào xử lý”, chị Hằng nhớ lại. Chị Hằng bảo, nhiều khi mẹ chồng chiều chuộng con trai hơn cả trẻ nhỏ khiến chị vừa ấm ức, vừa cảm thấy tức cười. Ví dụ như ăn cá mẹ gỡ xương cho, đồ gì ngon cũng để phần con trai, đi đâu mẹ cũng tranh xách đồ trong khi con trai sức dài vai rộng để đi tay không. “Nhiều lần cãi vã cũng chỉ vì mẹ chồng quá chiều chuộng con trai. Mình nhờ chồng thu quần áo hộ cũng bị nói nữa. May mà mình đòi ra ở riêng bằng được. Giờ thì anh xã biết nấu cơm, biết rửa bát, biết thay bỉm, pha sữa cho con rồi”, chị nói. Chiều con - cha mẹ tự đày đọa mình Cha mẹ nào cũng yêu thương, cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho con nhưng đôi khi vì quá nuông chiều con mà cha mẹ lại tự đày đọa bản thân mình. Cảnh tượng mà chúng ta vẫn thấy vào mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, đó là hình ảnh những ông bố, bà mẹ đội nắng, đội mưa kiên trì đợi con trước cổng trường thi. Đó là hình ảnh người mẹ tay xách nách mang lẽo đẽo theo sau, đứa con tay không đi trước thì không ngừng ca thán “mẹ mang theo lắm thứ thế để làm gì”. Theo chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia TP. HCM, việc nuông chiều, cung phụng con cái không có điểm dừng, hoặc thái quá đang biến một bộ phận giới trẻ... không thể trưởng thành, sống phụ thuộc cha mẹ dù đã có tấm bằng cử nhân, kỹ sư. Tuy nhiên, chỉ đến khi thấy con cái mình lười biếng, sống ích kỷ, không biết quan tâm ai thì họ mới giật mình, than vãn, kể cả trách móc chúng không biết hiếu thảo. Khi chỉ biết nhận nhiều hơn cho, lớn lên giới trẻ cũng trở nên vô cảm, ít biết sẻ chia, thông cảm với người khác. Những đứa trẻ được nuông chiều, cung phụng thường gặp trục trặc, mâu thuẫn tại trường và khi đi làm cũng va chạm với đồng nghiệp nhiều hơn, đặc biệt dễ đổ vỡ trong hôn nhân vì không biết cách chung sống hòa hợp.