Showing posts with label chuyện gia đình. Show all posts
Showing posts with label chuyện gia đình. Show all posts

Saturday 26 September 2015

Chết lặng khi nhìn thấy bộ quần áo của chồng lại được phơi ở nhà cô bạn thân

Thấy quần áo trong máy giặt của nó chưa phơi, tôi nhanh nhảu cầm lên ra ban công phơi giùm. Khi nhấc gần hết chỗ quần áo của nó lên phơi, bỗng nhiên tôi thấy bộ quần đàn ông trong đấy.
Cuối tuần ở nhà chơi mãi cũng chán, chồng lại về quê ăn cưới nên không có ai đi chơi cùng. Tự nhiên tôi chợt nhớ ra con Lê – bạn thân tôi. Thế là hai mẹ con tôi thu dọn đồ đạc sang nhà cô Lê chơi tối về. Vì Lê rất thích trẻ con nên bé Lim nhà tôi sang là nó cưng chiều như con ruột mình ấy.
Thấy tôi sang mà không báo trước Lê có vẻ trách móc, vì mẹ con tôi đến bất ngờ nó chưa kịp chuẩn bị đồ ăn. Con bé ấy tính tình hiền dịu, chu đáo lại được cái giỏi giang, xinh đẹp thế mà năm nay 28 rồi vẫn chưa chịu lấy chồng, số các anh chàng xin chết dưới chân nó có phải ít đâu chứ. Tôi suốt ngày mắng nó “chảnh vừa thôi không mai kia ế lại khổ đấy”.
Khi treo bộ quần áo đàn ông ấy lên tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là bộ quần áo của chồng tôi cơ mà. Rõ ràng cái áo này hôm nọ tôi và anh cùng đi mua, vẫn còn vết ố do con dây bẩn vào đây. Linh tính mách bảo giữa Lê và chồng tôi có chuyện gì xảy ra. Tại sao quần áo anh lại ở nhà Lê, còn cả quần trong nữa. Anh qua đêm với Lê bao giờ mà vứt lại bộ quần áo ở đây. Lẽ nào hai người đó gian díu với nhau sau lưng tôi ư? Không phải, một người là chồng, một người là bạn thân thiết như chị em của tôi sao lại có chuyện này. Chắc có sự nhầm lẫn gì ở đây. Tôi tự trấn an mình thế.
Một lát sau Lê đi chợ về, tôi sốt ruột không chờ được, giơ bộ quần áo của chồng mà nói luôn.
- Thế này là sao? Đừng bảo chồng tao với mày….
- Tao….biết làm như vậy là tao có lỗi với mày, nhưng từ cái ngày sinh viên ấy tao đã yêu anh Hưng rồi (chồng tôi). Chẳng qua ngày đấy anh ấy yêu mày quá nên tao cũng không dám ngỏ lời nữa. Đây cũng là lý do trả lời cho câu hỏi của mày “vì sao tao không chịu lấy chồng, yêu ai”. Tao không thể yêu ai ngoài anh Hưng được được, xin lỗi mày.
- Tại sao chứ? Mày là bạn thân của tao mà, sao mày lỡ….
- Có lẽ là do lòng ích kỷ, tao ghen tỵ khi thấy mày hạnh phúc bên anh ấy. Nhiều khi tao chỉ ước mình được như mày thôi. Phải khó khăn lắm anh Hưng mới rung động với tao, nên….
- Nên mày đã lên giường với anh ấy ư? Mày không nghĩ đến tao à. Bạn bè mà mày lỡ làm thế sao? Vậy mà từ trước đến nay tao vẫn luôn coi mày như chị em ruột thịt.
- Tao với mày có thể chia sẻ tất cả những gì mình có cho nhau, sao không thể chia sẻ tình cảm, chồng cho nhau được chứ? Tao yêu và cần anh ấy lắm mày hiểu không? Hãy thông cảm và cho tao cơ hội được gần anh ấy.
Uất ức quá, tôi tát Lê một cái đau điếng rồi bế con về nhà. Dù có nghĩ như thế nào nữa tôi cũng không thể ngờ Lê lại làm thế với tôi. Tại sao có bao nhiêu người đàn ông chưa vợ, tài giỏi sao cô ấy không yêu lại đâm đầu vào người có gia đình như chồng tôi chứ.
Thực sự bây giờ tôi không biết phải làm như thế nào. Giữa hai người tôi không muốn mất và chọn riêng ai cả. Họ đều là người thân thiết của tôi, nhưng họ lại nhẫn tâm đâm sau lưng tôi như vậy. Chưa bao giờ tôi thấy mình hụt hẫng, thất vọng như thế này. Có phải tôi đã quá dại khờ khi để họ thân thiết với nhau mà không mảy may nghi ngờ gì.

Tôi “đờ người” khi cô ô-sin vô tư chạy ra chạy vào nhà tắm…

Mọi chuyện cứ nghĩ sẽ tốt đẹp khi cô em họ của tôi chăm cháu rất tốt. Từ ngày có nó lên ở cùng, mọi việc nhà tôi không phải đụng tay, con bé nhà tôi lại tăng cân đều đều.
Tôi đang đau đớn không thốt nên lời khi cùng lúc bị hai con người phản bội. Đau đớn hơn hai con người đó lại là chồng tôi và đứa em họ tôi tin tưởng, yêu chiều.
Tôi sinh con gần được 1 năm. Con bé nhà tôi tròn 6 tháng thì tôi đi làm. Bà ngoại bà nội đều chưa nghỉ hưu nên tôi đành phải nhờ mẹ đẻ tìm người ra trông con giúp.
Mẹ tôi hỏi mãi mới được đứa em họ, học xong lớp 9 thì nghỉ học đi làm thuê trong nam. Được một thời gian do ăn chơi hay sao bảo không đủ sống nên lại về quê. Mẹ tôi thấy con gái con đứa gần 20 tuổi mà ở nhà lêu lổng nên bảo ra trông con cho tôi đi làm. Nghĩ em ở quê chân chất, thật thà, lại biết chăm em rồi nên sẽ chăm cháu tốt nên tôi đồng ý luôn không nghĩ ngợi gì. Về sống cùng, thấy cảnh em ở quê khổ tôi thương nên mua đồ ăn, quần áo cho em. Tối đi làm về tôi còn bảo em tranh thủ tìm lớp học bổ túc, sau học cái nghề còn lấy chồng và có cuộc sống tốt hơn.
Mọi chuyện cứ nghĩ sẽ tốt đẹp khi em họ tôi chăm cháu rất tốt. Từ ngày có nó lên ở cùng, mọi việc nhà tôi không phải đụng tay. Đi làm về cơm nước xong xuôi, nhà cửa sạch sẽ, tôi chỉ việc tắm xong là vào ăn cơm chơi với con luôn. Con bé nhà tôi còn tăng cân đều đều. Nó cũng quấn cô lắm. Thú thật bây giờ, chỉ có cô em họ mới cho nó ăn được, tôi bế là nó khóc ầm lên. Nhưng sự việc động trời làm tôi chết đứng không thốt nên lời. Đó là một lần cả nhà ăn cơm, con bé đột nhiên bỏ bát chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo.
Chồng tôi cầm bát cơm run lẩy bẩy như muốn bỏ bát chạy vào cùng em họ. Thấy chồng có biểu hiện lạ, linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, tôi âm thầm theo dõi động thái hai người. Nhiều khi tôi cố giả vờ câm điếc để xem bọn họ như thế nào nhưng cứ có mặt tôi ở nhà là chồng tôi lại lẩy bẩy lảng tránh. Bề ngoài họ giả vờ thờ ơ với nhau nhưng kỳ thực đang liếc trộm nhìn nhau.
Một lần, tôi để quên cuốn sổ ghi chép cuộc họp của công ty nên chạy về nhà lấy. Dựng xe ngoài đường, thấy cổng không đóng, đi vào nhà thấy tiếng cười nói của đứa em họ với ai đó. “Anh lấy cho em cái khăn bông với, em quên rồi”. Giọng nói quen thuộc đáp lại “Em tự ra lấy đi, anh đang dỗ con bé ngủ”.
Rồi cảnh tượng làm tôi chết lặng. Con em họ tôi trần như nhộng chạy vào phòng ngủ vợ chồng lấy khăn tắm quấn quanh người rồi cười nói ỡm ờ “Xong chưa anh, nhanh lên nào”. Bên trong họ đang vui vẻ với nhau, còn tôi đứng đờ người nước mắt rơi chua xót ngoài thềm nhà. “Anh cứ tưởng em mang thai, may quá. Lát anh mua thuốc dạ dày về em uống nhé. Từ giờ phải cẩn thận hơn nữa”. Tôi đẩy cửa nhảy vào lôi con em họ xuống khỏi giường tát tới tấp vào mặt nó rồi tống ra ngoài. Chồng tôi mặt cắt không còn giọt máu.
Tôi không giữ được bình tĩnh lấy quần áo nó vứt ra ngoài sân nhà chửi nó không tiếc lời. Không ngờ tôi làm ơn lại rước phải đồ quỷ cái vào nhà quyến rũ chồng. Để cùng lúc chịu hai nỗi đau bị chồng và em họ phản bội. Niềm tin đã mất hoàn toàn. Dù sự việc đã xảy ra gần 2 tháng nhưng mỗi khi về nhà, nhìn con người, bộ mặt chồng là tôi thấy kinh tởm. Cứ nghĩ đến cảnh họ ôm ấp nhau là tôi muốn lao vào cấu xé cho con người đó phải chịu đau đớn, tủi nhục như tôi.

Thursday 24 September 2015

Chồng tạm!

“Chúng ta chỉ đang làm tròn trách nhiệm với con. Bất cứ lúc nào anh muốn, anh đều có thể ra đi”.
Lê Trang ngồi trong quá cà phê với tiếng nhạc xập xình. Trông cô lúc này hệt như một con mèo ướt sũng nước, nhăn nhó, thảm thương. Thậm chí lời nói phát ra từ cô cũng thật sầu não. Có nằm mơ Lê Trang cũng chẳng thể hình dung một ngày nào đó mình lại đáng thương tới mức này. Cô bực bội đến phát điên, cay cú đến rồ dại cả người.
- “Trời ạ, thật không thể tin được mình lại rơi vào cái mớ bòng bong với hắn ta. Thật tồi tệ”.
Lê Trang ra hiệu cho cậu bé nhân viên phục vụ bàn:
- “Chị Trang, chị uống gì?”
- “Ờ, cho chị như mọi hôm… à… không, không cho chị… ly nước cam ép”
Cậu bé nhân viên đứng ngây người. Chắc chắn cái món đồ mà cô vừa gọi nằm xa tưởng tượng của cậu ta. Mấy vài chục giây, cậu bé lại hớn hở:
- “Thế còn chị uống gì ạ?”
- “Ơ hay, vừa gọi rồi đấy thôi?”
- “Nước cam á? Tại… tại… em tưởng chị gọi cho cô bạn nào đến sau, mọi khi chị có bao giờ uống nước cam đâu”
- “Hay nhỉ, cái quán này có định bán hàng không, hay dẹp tiệm, thế bây giờ tôi không được phép uống nước cam nữa hả?”
- “Không, không ạ. Em đi lấy đồ ngay đây ạ”.
Cậu bé đi rồi, Lê Trang thấy mình cũng hơi quá. Nhìn cái dáng vẻ lập cập của cậu ta Trang vừa thương vừa giận. Trang là khách "ruột" ở đây, cậu bé cũng là người mà cô rất quý vì nó hiền lành, đáng yêu. Hôm nay cô nổi giận không phải vì nó mà vì trong lòng cô đang đầy những tức tối, khó chịu. Cô cáu với chính mình, cáu với sự dại dột của mình để giờ đây phải đau đầu như thế này.
Thường thì Lê Trang đến quán này để uống rượu hoặc chí ít cũng phải là cà phê đen. Mọi người thường thích phong cách phóng khoáng, có phần bất cần của cô. Thực ra Lê Trang đẹp và dễ thương, nhưng cuộc tình đầu tiên đã hằn lên trái tim cô quá nhiều vết sẹo, để rồi cô sống hằn học như vậy, hận tình, chán ghét đàn ông.
Ấy thế mà cuộc sống thật lắm chuyện nhiêu khê. Ở cơ quan nơi Lê Trang làm việc có một gã khờ cứ theo đuổi cô, bất chấp bị cô hắt hủi. Anh ta hơn cô 5 tuổi, hiền lành, thậm chí có khi còn đù đờ. Mọi người vẫn gọi anh ta là Đức “đờ”.
Chẳng hiểu anh ta thích Trang ở điểm gì mà cứ theo đuổi cô. Tất nhiên, anh ta cũng không khờ đến độ loan báo điều này cho tất cả mọi người nhưng sự đeo bám của anh ta khiến Trang mệt mỏi. Cô không còn tin vào đàn ông, chẳng có gì đảm bảo anh ta không làm khổ cô thêm một lần nữa, mà càng đàn ông khù khờ càng trở nên đáng hận hơn khi anh ta phản bội.
Hơn 1 năm trời Đức theo đổi Lê Trang mặc dù thứ mà cô đáp lại là những cái nhìn ráo hoảnh, sự khinh khỉnh và đôi khi là cả vài câu nói không đầu, không cuối. Nhưng anh chàng ta vẫn không bỏ cuộc, lúc nào cũng như thể thái độ thế nào là việc của Trang, còn yêu là việc của anh ta.
Đám bạn thân của Lê Trang cứ nói cô đánh liều mà cưới hắn đi, một gã khờ như hắn lấy về cũng dễ sai bảo nhưng Lê Trang gàn toẹt đi. Vớ vẩn thật, cưới xin gì. Cô không thể cưới mà không yêu, mà giờ đến yêu cô cũng không thể. Thà cự tuyệt còn hơn gieo cho anh ta thứ hi vọng đầy hủy hoại.
Nhưng cuối cùng, cái điều chằng thể ngờ lại xảy ra. Cuộc liên hoan tổng kết quý đã khiến Lê Trang và Đức say mèm. Họ làm cái điều mà ai cũng hiểu ở một đôi nam nữ. Thật tồi tệ là sau đó Trang có bầu. Cô sốc khi biết đó là sự thật.
Lê Trang không bao giờ bỏ đứa bé. Ở đời này cô ghét nhất là loại người vô trách nhiệm, trong chuyện này, đứa trẻ hoàn toàn không có lỗi gì và cô sẽ gánh chịu tất cả. Cô chỉ hận cô đã làm mẹ đơn thân trong một tình thế mà cô không chủ động.
Lê Trang giấu kín chuyện không nói cho ai biết, kể cả Đức. Cô không cần ai phải “chịu hậu quả chung” với mình. Đứa trẻ là con cô, vậy thôi là quá đủ rồi. Nhưng khi cái bụng ngày một lùm xùm, lớn dần lên, những người xung quanh bắt đầu bàn tán. Nhưng Lê Trang tỉnh bơ. Cô cũng quen rồi với những lời đàm tiếu, phỏng đoán đó. Từ ngày có con, cô thấy mình mạnh mẽ và rắn rỏi hơn nhiều. Cái bản tính ngang tàng của cô càng lúc càng được phát huy tác dụng:
- “Em… đứa bé là con anh đúng không?”
Đức kéo tay Lê Trang ra một chỗ vắng người và gặng hỏi.
- “Anh điên à? Con nào? Mà ai nói con anh?”
- “Em đừng giấu anh nữa. Đích thị là con anh rồi. Tại sao em lại không cho anh nhận con chứ?”
- “Anh nhầm rồi. Nó là con tôi. Anh nghĩ tôi chỉ ngủ với anh thôi chắc? Nó là con ai tôi cũng không biết nữa kìa”- Lê Trang không muốn trở thành thứ đàn bà phạt vạ người đàn ông yêu cô si mê. Cô tự thấy mình có thể sống tốt và nuôi con.
- “Em không biết là con ai thì hãy mặc định là con anh đi. Anh muốn được làm cha của con, là chồng của em”
- “Tôi không muốn nghe những lời ảo não như tiểu thuyết thế. Tôi có thể tự mình nuôi con. Tôi đã không còn tin tưởng vào tình yêu và đàn ông các anh rồi”.
Lê Trang quay bước đi, bỏ mặc mình Đức bơ vơ phía sau. Nhưng anh không cam lòng:
- “Em có thể sống tốt một mình nhưng con thì cần có cha. Em cứ cưới đi, không yêu anh cũng được. Chỉ cần con có một gia đình, rồi em muốn ly hôn cũng được”.
- “Tôi không muốn mang nợ anh”.
- “Vậy em muốn cả anh và em mang nợ con ư?”
Lần này thì Lê Trang im lặng. Đàn bà cứ mỗi khi nhắc đến con là lại không thể cầm lòng được. Cô quay đi với lời nói:
- “Tôi cần thời gian”.
Hơn 1 tháng sau họ cưới. Trong ngày cưới, Lê Trang cười buồn. Cô vẫn khăng khăng nói với Đức rằng: “Chúng ta chỉ đang làm tròn trách nhiệm với con. Bất cứ lúc nào anh muốn, anh đều có thể ra đi”. Đức nắm lấy tay Trang, anh chỉ khẽ gật đầu! 3 năm sau, nhìn con gái nô đùa ngoài sân, Lê Trang thấy lòng trào lên một nỗi niềm xúc động. Bao năm qua cô vẫn chưa từng một lần nói yêu anh mặc dù ngay cái đêm tân hôn, cô đã nhận ra đó là người đàn ông mà cô có thể nương tựa cả đời. Anh nâng niu cơ thể cô, nhẹ nhàng đến mức chỉ sợ cô vỡ tan ra như thủy tinh.
Cô sinh con, chưa một lần nào anh lăn tăn về đứa bé. Anh chưa bao giờ từng hoài nghi, rốt cục nó có phải con anh thật không. Với anh, con bé và vợ như tất cả những gì mà anh có. Anh vẫn khù khờ và chân thật như vậy.
Đã nhiều lần cô muốn nói một lời yêu nhưng lại không thể. Cô sợ anh nghĩ cô đang ban ơn cho thứ tình yêu ngờ nghệch của anh bao năm qua. Nhưng thực tế không phải vậy, giờ, cô mới là người sợ mất anh. Cô bước vào phòng và giật mình khi nhìn thấy chồng sắp quần áo vào chiếc vali lớn. Cô lao tới nói bằng cái giọng sắp khóc:
- “Anh… anh định đi đâu? Anh định bỏ mẹ con em thật ư?”
- “Anh nghĩ, đến lúc phải đi rồi. Anh muốn đi thật xa…”
- “Nhưng… em và con cần anh”.
- “Anh biết… nhưng anh cần một người yêu mình”.
- “Em… em thật lòng yêu anh”.
Đức ôm lấy Lê Trang vào lòng. Anh ghì chặt lấy vợ và hôn:
- “Cô bé ngốc. Anh chỉ muốn cả nhà mình đi du lịch thôi mà. Từ ngày mang bầu, sinh bé vợ chồng mình chưa đi tới đâu. Anh muốn mình đi trăng mật 3 người”.
Lần đầu tiên người đàn bà cứng cỏi như Lê Trang bật khóc trong vòng tay anh. Lần đầu tiên cô nói yêu anh mà cảm thấy như không đủ để thể hiện những gì cô có trong tim.

Tuesday 22 September 2015

Câu chuyện ý nghĩa về “thằng đàn bà” hạnh phúc

Anh lật từng trang sách học nấu ăn, cẩn thận xem từng con chữ, hết nâng lên mớ rau, miếng thịt lại đặt xuống con cá, con tôm. Hình ảnh một người đàn ông đeo tạp dề loay hoay trong bếp để nấu cho vợ những món ăn thật ngon khi cô ấy đi làm về muộn chắc sẽ làm cô ấy cảm động lắm. Và anh sẽ rất vui khi được yêu thương, quan tâm cô từ những việc nhỏ nhặt nhất dù cho công việc ở công ty đang xếp đống chờ anh. Anh vừa say sưa nấu ăn vừa nghêu ngao hát đi hát lại một bài hát mặc giọng anh dở tệ.
Thỉnh thoảng, anh có thú vui là lướt qua mấy trang web của phụ nữ, tìm hiểu các công thức nấu nướng, các cách chăm sóc sắc đẹp, các mẹo vặt trong gia đình để chia sẻ với vợ. Với đàn ông, việc tạo dựng một sự nghiệp vững chắc để vợ con dựa vào là một chuyện nhưng những cử chỉ quan tâm vợ từ những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày cũng là một cách để họ nắm giữ được trái tim của người phụ nữ và tự sưởi ấm gia đình nhỏ của mình.
Có người từng nói, phụ nữ sinh ra là để được yêu thương. Anh luôn tin vào điều đó, bằng cách này hay cách khác, họ không chỉ cần anh gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông mà anh còn phải làm tốt vai trò của một người bạn đời. Anh sẽ là một sự chọn lựa đầy hãnh diện cho vợ anh. Ít ra, anh luôn hi vọng như vậy.
Vợ sinh, anh xin nghỉ phép để tiện chăm sóc. Mặc dù bà ngoại, bà nội luôn ở trong bệnh viện với hai mẹ con nhưng niềm vui được làm bố khiến anh chỉ muốn ở cạnh đứa con gái bé bỏng của mình.
Cứ sáng ra, anh đi chợ, tay xách nách mang một mớ đồ ăn tươi ngon về nấu. Đôi lúc đi qua một cửa hàng bán quần áo cho trẻ con, thấy chiếc đầm hay đôi giày xinh xắn, anh phải ghé vào mua cho bằng được mặc dù những thứ đó hai ba năm sau cô công chúa nhỏ của anh mới mặc vừa. Lúc con ngủ, anh nhẹ nhàng gấp lại đống quần áo, tã lót rồi thỉnh thoảng nhìn trộm con và tủm tỉm cười.
Cuộc sống của anh cứ êm đềm trôi qua trong niềm hạnh phúc của một người đàn ông biết san sẻ công việc gia đình như thế cho đến một ngày anh vô tình nghe một đồng nghiệp mỉa mai rằng anh là một “thằng đàn bà”. Một “thằng đàn bà” quanh quẩn với chuyện bếp núc, giặt giũ và… cho con bú.
Ban đầu anh cũng thấy bình thường nhưng cứ mỗi khi cả phòng có tiệc tùng, họ lại lờ anh đi, bảo anh còn vợ trẻ con thơ đang đợi ở nhà, anh nên về nhà nấu cơm cho vợ thì hơn. Những lúc như thế, tự ái đàn ông nổi lên, anh lại tìm đến bia rượu. Chẳng lẽ, một kẻ như anh lại bị đám nhân viên coi thường? Anh là một thằng đàn bà ư? Một thằng bám váy vợ, núp bếp ư? Không, anh là một thằng đàn ông, một thằng đàn ông đúng nghĩa.
Đã hai tháng nay, anh ít ăn cơm nhà, ít nựng con và ít gặp vợ. Sau giờ làm, anh thường tranh thủ tụ tập bạn bè, vui chơi, nhậu nhẹt, tự do như hồi còn trai trẻ. Để rồi sáng hôm sau thức dậy, con đã ngủ yên sau một đêm quấy khóc khi mà cha nó đang ngáy o o vì say xỉn; vợ đã tranh thủ tạt qua chợ mua chút đồ ăn để kịp về đi làm; đồ ăn sáng đã được chuẩn bị sẵn trên bàn; áo sơ mi và cà vạt được ủi phẳng phiu. Anh vừa rửa mặt, vừa nhủ thầm: “Té ra, không có anh, việc nhà vẫn ổn, việc của vợ cứ để cô ấy lo”. Và anh yên chí rằng mình vẫn là một thằng đàn ông đúng nghĩa.
Sáng mai anh phải có mặt ở Nha Trang để tham gia một buổi tập huấn của công ty nên chiều nay anh đành lỡ hẹn đi bar với mấy anh bạn. Gần đến cổng, anh đã nghe tiếng khóc oe oe của con gái. Trong bếp, vợ anh một tay bế con, tay kia đang đảo đảo nồi cháo dinh dưỡng trên bếp, miệng thì không ngừng dỗ dành con, chiếc tạp dề cột vội chưa kịp thắt nút đang rủ xuống ngang ngực.
Trên bàn ăn, một bó rau mới nhặt được vài cọng đang nằm chỏng chơ, mấy con cá rô đang nhảy cà tưng trong cái chậu, quần áo của con vương vãi, cái nằm trên móc, cái nằm trên sàn. Anh đứng lặng nhìn con khóc, nhìn vợ cuống quýt với nồi cháo. Vậy ra, sau những thứ bình yên anh thấy mỗi buổi sáng thức dậy là đôi vai gầy, đôi mắt càng ngày càng thâm quầng của vợ vì thức đêm chăm con và chăm người xỉn, là những giấc ngủ lả đi vì mệt của con,… nhưng anh chẳng thấy vợ ca thán một lời. Mà anh có thời gian gặp vợ đâu mà nghe cô ca thán. Thế mà anh cứ ngỡ anh là một thằng đàn ông cơ đấy.
Vừa xuống sân bay, anh vội vàng bắt taxi qua chợ, chọn một con gà thật béo, lựa một bó rau thật tươi, yên chí với đống quà cho vợ con trên tay rồi nhanh chóng về nhà. Chiều nay, công chúa của anh sẽ mặc một bộ váy mới và nằm gọn trong vòng tay mẹ nó để cùng mẹ xem bố nó nấu ăn giỏi tới cỡ nào.
Dù thế nào thì với anh, làm một “thằng đàn bà” mới là niềm hạnh phúc thật sự.

Wednesday 2 September 2015

“Thằng đàn bà” hạnh phúc

Có người từng nói, phụ nữ sinh ra là để được yêu thương. Anh luôn tin vào điều đó, bằng cách này hay cách khác, họ không chỉ cần anh gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông mà anh còn phải làm tốt vai trò của một người bạn đời. Anh lật từng trang sách học nấu ăn, cẩn thận xem từng con chữ, hết nâng lên mớ rau, miếng thịt lại đặt xuống con cá, con tôm. Hình ảnh một người đàn ông đeo tạp dề loay hoay trong bếp để nấu cho vợ những món ăn thật ngon khi cô ấy đi làm về muộn chắc sẽ làm cô ấy cảm động lắm. Và anh sẽ rất vui khi được yêu thương, quan tâm cô từ những việc nhỏ nhặt nhất dù cho công việc ở công ty đang xếp đống chờ anh. Anh vừa say sưa nấu ăn vừa nghêu ngao hát đi hát lại một bài hát mặc giọng anh dở tệ.
Thỉnh thoảng, anh có thú vui là lướt qua mấy trang web của phụ nữ, tìm hiểu các công thức nấu nướng, các cách chăm sóc sắc đẹp, các mẹo vặt trong gia đình để chia sẻ với vợ. Với đàn ông, việc tạo dựng một sự nghiệp vững chắc để vợ con dựa vào là một chuyện nhưng những cử chỉ quan tâm vợ từ những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày cũng là một cách để họ nắm giữ được trái tim của người phụ nữ và tự sưởi ấm gia đình nhỏ của mình. Có người từng nói, phụ nữ sinh ra là để được yêu thương. Anh luôn tin vào điều đó, bằng cách này hay cách khác, họ không chỉ cần anh gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông mà anh còn phải làm tốt vai trò của một người bạn đời. Anh sẽ là một sự chọn lựa đầy hãnh diện cho vợ anh. Ít ra, anh luôn hi vọng như vậy. Vợ sinh, anh xin nghỉ phép để tiện chăm sóc. Mặc dù bà ngoại, bà nội luôn ở trong bệnh viện với hai mẹ con nhưng niềm vui được làm bố khiến anh chỉ muốn ở cạnh đứa con gái bé bỏng của mình. Cứ sáng ra, anh đi chợ, tay xách nách mang một mớ đồ ăn tươi ngon về nấu. Đôi lúc đi qua một cửa hàng bán quần áo cho trẻ con, thấy chiếc đầm hay đôi giày xinh xắn, anh phải ghé vào mua cho bằng được mặc dù những thứ đó hai ba năm sau cô công chúa nhỏ của anh mới mặc vừa. Lúc con ngủ, anh nhẹ nhàng gấp lại đống quần áo, tã lót rồi thỉnh thoảng nhìn trộm con và tủm tỉm cười. Cuộc sống của anh cứ êm đềm trôi qua trong niềm hạnh phúc của một người đàn ông biết san sẻ công việc gia đình như thế cho đến một ngày anh vô tình nghe một đồng nghiệp mỉa mai rằng anh là một “thằng đàn bà”. Một “thằng đàn bà” quanh quẩn với chuyện bếp núc, giặt giũ và... cho con bú. Ban đầu anh cũng thấy bình thường nhưng cứ mỗi khi cả phòng có tiệc tùng, họ lại lờ anh đi, bảo anh còn vợ trẻ con thơ đang đợi ở nhà, anh nên về nhà nấu cơm cho vợ thì hơn. Những lúc như thế, tự ái đàn ông nổi lên, anh lại tìm đến bia rượu. Chẳng lẽ, một kẻ như anh lại bị đám nhân viên coi thường? Anh là một thằng đàn bà ư? Một thằng bám váy vợ, núp bếp ư? Không, anh là một thằng đàn ông, một thằng đàn ông đúng nghĩa. Đã hai tháng nay, anh ít ăn cơm nhà, ít nựng con và ít gặp vợ. Sau giờ làm, anh thường tranh thủ tụ tập bạn bè, vui chơi, nhậu nhẹt, tự do như hồi còn trai trẻ. Để rồi sáng hôm sau thức dậy, con đã ngủ yên sau một đêm quấy khóc khi mà cha nó đang ngáy o o vì say xỉn; vợ đã tranh thủ tạt qua chợ mua chút đồ ăn để kịp về đi làm; đồ ăn sáng đã được chuẩn bị sẵn trên bàn; áo sơ mi và cà vạt được ủi phẳng phiu. Anh vừa rửa mặt, vừa nhủ thầm: “Té ra, không có anh, việc nhà vẫn ổn, việc của vợ cứ để cô ấy lo”. Và anh yên chí rằng mình vẫn là một thằng đàn ông đúng nghĩa. Sáng mai anh phải có mặt ở Nha Trang để tham gia một buổi tập huấn của công ty nên chiều nay anh đành lỡ hẹn đi bar với mấy anh bạn. Gần đến cổng, anh đã nghe tiếng khóc oe oe của con gái. Trong bếp, vợ anh một tay bế con, tay kia đang đảo đảo nồi cháo dinh dưỡng trên bếp, miệng thì không ngừng dỗ dành con, chiếc tạp dề cột vội chưa kịp thắt nút đang rủ xuống ngang ngực. Trên bàn ăn, một bó rau mới nhặt được vài cọng đang nằm chỏng chơ, mấy con cá rô đang nhảy cà tưng trong cái chậu, quần áo của con vương vãi, cái nằm trên móc, cái nằm trên sàn. Anh đứng lặng nhìn con khóc, nhìn vợ cuống quýt với nồi cháo. Vậy ra, sau những thứ bình yên anh thấy mỗi buổi sáng thức dậy là đôi vai gầy, đôi mắt càng ngày càng thâm quầng của vợ vì thức đêm chăm con và chăm người xỉn, là những giấc ngủ lả đi vì mệt của con,... nhưng anh chẳng thấy vợ ca thán một lời. Mà anh có thời gian gặp vợ đâu mà nghe cô ca thán. Thế mà anh cứ ngỡ anh là một thằng đàn ông cơ đấy. Vừa xuống sân bay, anh vội vàng bắt taxi qua chợ, chọn một con gà thật béo, lựa một bó rau thật tươi, yên chí với đống quà cho vợ con trên tay rồi nhanh chóng về nhà. Chiều nay, công chúa của anh sẽ mặc một bộ váy mới và nằm gọn trong vòng tay mẹ nó để cùng mẹ xem bố nó nấu ăn giỏi tới cỡ nào. Dù thế nào thì với anh, làm một “thằng đàn bà” mới là niềm hạnh phúc thật sự . Theo Nguyễn Quỳnh (Người lao động